Các trường dân tộc nội trú gặp khó khi chính sách không còn phù hợp
Trường phổ thông dân tộc nội trú là trường công lập, chuyên biệt, dành cho con em các dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã dành sự quan tâm, tạo điều kiện đặc biệt về mọi mặt để trường nội trú phát triển. Tuy nhiên, để các trường phát huy tối đa hiệu quả giáo dục thì vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục, nhất là những bất cập trong thực hiện Thông tư liên tịch số 109 ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các Trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.
Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc có trên 190 học sinh là con em các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Theo Thông tư liên tịch số 109 liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chế độ trang cấp ban đầu cho học sinh như chăn, chiếu, màn, áo đồng phục… chỉ được thực hiện 1 lần vào năm học đầu cấp. Điều này đồng nghĩa với việc các em phải sử dụng trong nhiều năm. Tuy nhiên, do thời tiết và qua thời gian sử dụng, nhiều đồ dùng bị hỏng. Thêm nữa các em đang trong độ tuổi phát triển nên sau 1 đến 2 năm học, rất khó để sử dụng lại quần áo do bị chật.
Thông tư liên tịch số 109 liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành vào ngày 29 tháng 5 năm 2009 hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú đến nay đã được gần 15 năm. Không chỉ học sinh mà chính sách hỗ trợ theo Thông tư 109 cũng gây ra bất cập cho giáo viên khi không có kinh phí hỗ trợ cho việc tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài trường học; giáo viên kèm học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi cũng không được hỗ trợ; định mức vị trí việc làm của giáo viên còn thấp; chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về nhân viên phục vụ.
Cô giáo Bùi Thị Cay, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú – THCS huyện Ngọc Lặc cho biết: khó khăn lớn nhất của nhà trường hiện nay là việc sắp xếp vị trí việc làm. Hiện nhà trường không đủ nhân lực để quản lý học sinh nội trú, chăm sóc học sinh khi ốm đau. Thầy giáo Lê Đình Thuật, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Chế độ bố trí bữa ăn cho học sinh hiện còn nhiều khó khăn do giá cả thay đổi nhiều, chúng tôi đang áp dụng bình quân một bữa ăn chỉ được 20.000 đồng cho 1 học sinh. Chế độ cho người làm công tác cấp dưỡng chưa có, giáo viên ngoài giờ dạy phải kiêm nhiệm thêm công tác nuôi dưỡng"
Tỉnh Thanh Hoá có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 11 trường cấp huyện và 2 trường cấp tỉnh. Thông tư số 109 đã góp phần tích cực trong công tác giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều thay đổi về giá cả thị trường, mức sống đến điều kiện sinh hoạt và học tập nên nhiều quy định trong Thông tư không còn phù hợp. Ông Nguyễn Tài Toàn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các nhà trường nội trú đang thực hiện theo thông tư, tuy nhiên hiện nay nhiều nội dung trong thông tư không còn phù hợp, nên trong quá trình kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng, nhà trường vẫn đang gặp khó khăn. Huyện cũng yêu cầu nhà trường trước hết khắc phục khó khăn, thực hiện theo hướng dẫn Thông tư, cho nên nhà trường tự thay đổi thì sẽ vi phạm vào quy định".
Khi những vướng mắc, khó khăn trong chế độ chính sách được quan tâm tháo gỡ, các trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh Thanh Hoá sẽ có thêm điều kiện để phát triển hơn nữa. Góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục của địa phương.
Trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non
Trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong các vụ hỏa hoạn bởi các em không đủ nhanh nhẹn và kinh nghiệm để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Do vậy, việc trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy được các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xem là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non.
Lễ vinh danh nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh lần thứ 2
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt nam, sáng ngày 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo, công đoàn ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ vinh danh nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh lần thứ 2.
Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng nền tảng kiến thức và ý thức tự bảo vệ cho trẻ. Việc dạy trẻ hiểu biết về cơ thể mình, sự khác biệt giữa nam và nữ; khuyến khích sự tôn trọng bản thân và người khác sẽ giúp trẻ tự tin và hình thành được nhân cách tốt, xây dựng nên các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Cơ sở mầm non tư thục vi phạm về phòng cháy vẫn hoạt động
Nhóm trẻ mầm non tư thục Newton, địa chỉ tại thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá có quyết định thành lập từ tháng 11/2022. Đến thời điểm này, mặc dù vẫn tồn tại những vi phạm nghiêm trọng về phòng cháy chữa cháy, nhưng cơ sở này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Cô giáo miền núi xứ Thanh có nhiều sáng kiến
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 251 nhà giáo, cán bộ cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024. Trong danh sách này, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa có 6 nhà giáo được vinh danh thuộc các bậc học từ mầm non đến đại học. Trong đó, có cô Nguyễn Thị Thuỷ, giáo viên trường Tiểu học Mậu Lâm 2, huyện Như Thanh.
Trường Đại học Hồng Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa ký kết quy chế phối hợp
Sáng ngày 12/11, Trường Đại học Hồng Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị ký kết quy chế phối hợp năm 2024-2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Thanh Hóa có 6 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 251 nhà giáo, cán bộ cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024. Trong danh sách này, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa có 6 nhà giáo được vinh danh.
Lan toả niềm đam mê đọc sách trong trường học
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhiều người lo ngại một bộ phận không nhỏ giới trẻ "quay lưng" với văn hóa đọc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm, tạo môi trường đọc phù hợp, học sinh, sinh viên vẫn rất hứng thú với việc đọc sách.
Miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm xét tốt nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT mới với nhiều điều chỉnh so với kỳ thi năm 2024 và các năm trước đó.
Quỹ học bổng Lê Viết Ly chắp cánh cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học
Sau hơn 16 năm ra đời và đi vào hoạt động, Quỹ học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly đã có những đóng góp quan trọng trong phong trào khuyến học khuyến tài của tỉnh Thanh Hóa, góp phần tiếp sức và “chắp cánh” cho hàng nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.