Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia
Với việc phát triển các ứng dụng “make in Việt Nam” phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn, từng lĩnh vực, địa phương, bộ ngành,… quá trình chuyển đổi số quốc gia đã và đang phát triển đúng hướng, đem lại những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế số, xã hội số và những lợi ích thiết thực cho người dân.
Đến nay, Cốc Cốc và Zalo là 2 điển hình của ứng dụng "make in Việt Nam" đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Hiện tại, Cốc Cốc vẫn là trình duyệt và công cụ tìm kiếm "make in Việt Nam" duy nhất, cung cấp tới người dùng internet trong cả nước. Sản phẩm đang được sử dụng bởi 29 triệu người dùng, tương đương 1/3 dân số Việt Nam với khoảng 600 triệu lượt tìm kiếm mỗi tháng. Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng và mức độ yêu thích. Nền tảng nhắn tin Zalo hiện đang có 77,6 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng và gần 1,97 tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày.

Việc các ứng dụng như Cốc Cốc, Zalo vượt mặt các "ông lớn" nước ngoài không chỉ phản ánh xu hướng người dùng Việt Nam ủng hộ các nền tảng nội địa mà còn khẳng định sự thân thiện và tiện ích mà nền tảng này mang lại. Đây cũng là điểm mấu chốt mà bất kỳ ứng dụng "make in Việt Nam" nào cũng phải đáp ứng được để có thể tham gia vào như một phần của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Nhiều công nghệ tự động hóa thông minh có mặt tại Việt Nam
Với chủ đề “Tự động hóa với các công nghệ thông minh trong sản xuất và phát triển bền vững”, triển lãm Quốc tế về Tự động hóa và Công nghệ (AT EXPO 2025) vừa được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; đã thu hút 300 gian hàng đến từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại Việt Nam giảm 5% trong quý I/2025
Theo báo cáo mới nhất của Counterpoint Research, số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại thị trường Việt Nam trong quý I/2025 đã giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Cần có chế tài nghiêm khắc xử phạt vi phạm mua bán, làm lộ lọt dữ liệu cá nhân
Trước thực trạng đáng báo động về lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân gây nhiều hệ lụy, các quy định pháp lý mới đang được các chuyên gia về an ninh mạng thảo luận với những chế tài nghiêm khắc hơn.

Ban hành Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1314 ngày 13/5/2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ.

Đẩy mạnh chuyển đổi số ở làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững. Tuy nhiên, để các làng nghề có thể ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và tham gia hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Thực tế tại làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá là 1 ví dụ.

Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm từ đổi mới công nghệ
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải tiến năng suất, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ cao, tích cực học hỏi, hợp tác công nghệ từ nhiều nước tiên tiến để đưa sản phẩm vươn tầm thế giới.

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Tăng cường quản lý về nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ. Mục tiêu là nâng cao hiệu quả, tính ứng dụng của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được nghiệm thu trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ứng dụng công nghệ trong xác minh danh tính các liệt sĩ chưa biết tên
Năm 2024, Ngân hàng gene liệt sĩ chưa xác minh được danh tính chính thức đi vào vận hành, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện nay, Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan đang triển khai cao điểm đợt thu nhận mẫu gene thân nhân liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong ngân hàng gene. Từ đây, ứng dụng công nghệ đã mở ra cơ hội mới để hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa biết tên được đoàn tụ với người thân.

Công bố 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ sản xuất tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố danh sách sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu trên Cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.