Cách kiểm tra tiền điện hàng tháng để tránh thiệt thòi
Người sử dụng điện cần lưu ý để kiểm tra nhân viên điện lực có tính đúng số tiền điện mà mình phải trả hàng tháng, tránh thiệt thòi.
Giá điện chính thức tăng 8,36% từ 20/3/2019. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.720,65 đồng/kWh lên thành 1.864,44 đồng/kWh (tăng 8,36%) kể từ ngày 20/3/2019; mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
![]() |
(ảnh Vietnamnet) |
Để kiểm tra điện lực có tính đúng số tiền điện mà mình phải trả hàng tháng hay không (tránh bị thiệt thòi nếu không may bị tính nhầm, cao hơn số tiền phải đóng…), người dùng điện cần lưu ý:
Đối với khách hàng không thuộc trường hợp chốt chỉ số điện kế trong ngày 20/3/2019 (khách hàng sử dụng điện cho mục đích thắp sáng sinh hoạt) thì tiền điện được tính theo phương pháp nội suy với các thông số như sau:
Lượng điện thực tế khách hàng sử dụng trong kỳ ghi chỉ số; số ngày sử dụng điện thực tế (số ngày giữa hai kỳ ghi chỉ số, số ngày áp dụng giá cũ, số ngày áp dụng giá mới); mức sử dụng điện của từng bậc thang tính theo số ngày thực tế giữa hai kỳ ghi chỉ số.
Ví dụ, khách hàng A (định mức một hộ) có lượng điện năng tiêu thụ trong tháng là 350 kWh với ngày ghi điện của tháng 4-2019 là 7-4; ngày ghi điện kỳ trước (tháng 3-2019) là 7-3 và ngày áp dụng giá bán điện mới từ ngày 20-3-2019. Cách tính như sau:
Số ngày sử dụng điện thực tế là 31 ngày (từ ngày 8-3 đến 7-4-2019). Trong đó, số ngày sử dụng theo đơn giá cũ là 12 ngày (từ ngày 8 đến 19-3-2019), có sản lượng điện tiêu thụ là 135 kWh (350 kWh x 12 ngày/31 ngày).
Số ngày sử dụng điện theo đơn giá mới là 19 ngày (từ ngày 20-3 đến 7-4-2019), có sản lượng điện tiêu thụ theo đơn giá mới là 215 kWh (350 kWh - 174 kWh).
Trong đó, 135 kWh sẽ được áp dụng theo bậc thang giá cũ và 215 kWh sẽ được áp dụng theo bậc thang giá mới.
Đối với tiền điện theo đơn giá cũ: Định mức bậc thang quy định thứ nhất theo đơn giá cũ là 50 kWh/tháng, định mức bậc thang theo số ngày sử dụng điện của đơn giá cũ là 19 kWh (50 kWh x một hộ x 12 ngày/31 ngày). Ứng với đơn giá điện cũ của bậc thang trên là 1.549 đồng, tiền điện là 29.431 đồng (19 kWh x 1.549 đồng). Tương tự, bậc thang thứ hai là 30.400 đồng, bậc thang thứ ba là 72.462 đồng, bậc thang thứ tư là 91.260 đồng, bậc thang thứ năm là 49.685 đồng, bậc thang thứ sáu là 0 đồng. Như vậy, tổng tiền điện theo đơn giá cũ: 273.238 đồng.
Tiền điện theo đơn giá mới: Định mức bậc thang quy định thứ nhất theo đơn giá mới là 50 kWh/tháng, định mức bậc thang theo số ngày sử dụng điện của đơn giá mới là 31 kWh (50 kWh x một hộ x 19 ngày/31ngày). Ứng với đơn giá điện mới của bậc thang trên là 1.678 đồng, tiền điện là 52.018 đồng (31 kWh x 1.678 đồng). Tính tương tự, bậc thang thứ hai là 53.754 đồng, bậc thang thứ ba là 122.854 đồng, bậc thang thứ tư là 154.696 đồng, bậc thang thứ năm là 87.854 đồng, bậc thang thứ sáu là 0 đồng. Tổng tiền điện theo đơn giá mới: 471.176 đồng.
Như vậy, số tiền khách hàng trên phải thanh toán là 818.855 đồng (bao gồm VAT), cao hơn 48.039 đồng so với tiền điện phải thanh toán khi không đổi giá là 770.816 đồng.
Cụ thể giá điện sinh hoạt đối với từng bậc thang như sau: Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh): 1.678 đồng/kWh, tăng 8,33%. Bậc 2 (từ 51 đến 100 kWh): 1.734 đồng/kWh, tăng 8,38%. Bậc 3 (từ 101 đến 200 kWh): 2.014 đồng/kWh, tăng 8,40%. Bậc 4 (từ 201 đến 300 kWh): 2.536 đồng/kWh, tăng 8,38%. Bậc 5 (từ 301 đến 400 kWh): 2.834 đồng/kWh, tăng 8,37%. Bậc 6 (từ 401 kWh trở lên): 2.927 đồng/kWh, tăng 8,37. |
VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lãi suất huy động tiếp đà giảm
Từ ngày 25/2 đến nay, đã có 28 ngân hàng thương mại trong nước giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,1 - 1,05%/năm. Riêng trong tháng 4, nhiều ngân hàng lớn tiếp tục giảm lãi suất.

Tiêu thụ thép tại thị trường nội địa tăng 12,2%
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ tại thị trường nội địa quý 1/2025 đạt 7,501 triệu tấn, tăng mạnh 12,2% so với quý I/2024.

152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Cục Xuất nhập khẩu vừa công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến cuối tháng 4/2025. Theo đó, cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.