Đảm bảo hoạt động khai thác mỏ để tăng nguồn cung vật liệu xây dựng
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nguồn cung vật liệu xây dựng khan hiếm, giá tăng cao khiến cho các công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm áp lực về nguồn cung vật liệu. Trong đó, giám sát, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác mỏ duy trì hoạt động sản xuất, tránh tình trạng găm hàng, ép giá, tăng tối đa nguồn cung vật liệu cho hoạt động xây dựng.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại tổng hợp Nhân Nam có diện tích mỏ trên 6,7ha, công suất khai thác trên 51 nghìn m3 mỗi năm. Để cung cấp vật liệu cho thị trường xây dựng, ngoài việc duy trì hoạt động khai thác, chế biến đúng công suất; công ty còn đầu tư dây truyền sản xuất cát nhân tạo nhằm bù đắp nguồn cung cát đang thiếu hụt trên thị trường hiện nay.

Ông Ngô Xuân Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại tổng hợp Nhân Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sản xuất cát nhân tạo có nhiều ưu thế đó là tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, với giá thấp hơn cát tự nhiên. Vì vậy, không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường vật liệu xây dựng".

Ông Nguyễn Anh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Anh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Cát cho xây dựng ngày một khan hiếm. Vì vậy trong quá trình phê duyệt, UBND tỉnh cũng rất quan tâm tạo điều kiện cho các mỏ sản xuất cát nhân tạo từ đá nhằm phục vụ cho xây dựng".
Tỉnh Thanh Hóa có trên 320 mỏ được cấp phép khai thác. Trong năm 2025, nhu cầu đất san lấp hơn 33 triệu m3, hiện đang còn thiếu hụt khoảng 13 triệu m3; cát thiếu khoảng 3 triệu m3; vật liệu đá xây dựng thiếu khoảng 3 triệu m3. Trước thực trạng này, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đang phối hợp các ngành và địa phương có liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức đấu giá thêm các mỏ khoáng sản được phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, nâng công suất các mỏ đủ điều kiện và đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, sớm đưa các mỏ đã trúng đấu giá vào hoạt động nhằm tăng nguồn cung. Kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác đảm bảo việc vận hành đúng công suất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Lê Ngọc Tùng, Giám đốc điều hành mỏ đất, Cty Cổ phần ALMAZ, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi duy trì công tác khai thác đảm bảo công suất cho phép. Đồng thời thực hiện việc khai thác không bị gián đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất san lấp cho các dự án".
Việc đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp tăng nguồn cung về vật liệu xây dựng là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m

Phát lệnh báo động 1 trên sông Yên
Theo bản tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 12-14 giờ ngày 22/7 cảnh báo mực nước sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối có khả năng đạt mức Báo động 1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phát lệnh báo động 1 trên sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường Nông Cống, Thăng Bình, Trường Văn, Trung Chính, Thắng Lợi, Tượng Lĩnh, Quảng Chính, Tiên Trang, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Ngọc Sơn, Các Sơn và phường Đông Sơn.

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đẩy mạnh nội địa hóa và áp dụng công nghệ trong sản xuất
Ngành dệt may, da giày Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững từ EU. Để duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp đang mở rộng các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh nội địa hóa nguyên liệu và ứng dụng công nghệ nhằm minh bạch chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp kỳ vọng kinh doanh trong nửa cuối năm
Sau nửa đầu năm 2025 với nhiều tín hiệu phục hồi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bước vào 6 tháng cuối năm trong tâm thế lạc quan, kỳ vọng về triển vọng phát triển kinh doanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.