Cách phòng ngừa cảm lạnh khi giao mùa
Rửa tay đúng cách, ngủ đủ giấc, có một chế độ ăn uống lành mạnh là cách để bảo vệ bản thân khi thời tiết giao mùa.
Giữ ẩm: Độ ẩm thấp làm khô đường mũi, làm cho nó khó khăn hơn để loại bỏ virus trong xoang, cuối cùng dẫn đến cảm lạnh. Dùng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí là cách dễ dàng nhất để bảo vệ mũi, nhưng hãy chắc chắn rằng máy tạo ẩm sạch sẽ, vì môi trường ẩm ướt có thể trở thành một nơi sinh sản cho nấm mốc và gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh nếu bạn bị dị ứng với nó.
Bổ sung vitamin D: Nghiên cứu cho thấy những người thiếu vitamin D dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên - gây ra ho, ngứa họng hoặc nghẹt mũi, có khả năng thiếu vitamin D làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Giữ bàn tay sạch sẽ: Trong mùa lạnh và có dịch cúm, khi bạn tiếp xúc với virus (thông qua một người khác hoặc một bề mặt bị nhiễm virus) nó có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bàn tay của bạn không được làm sạch đúng cách. Hãy giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa vi trùng trên bàn tay đi cơ thể khiến bạn bị bệnh.
Khử trùng điện thoại: Những nơi bạn để điện thoại có thể là bếp, phòng tắm, bàn ăn... tất cả những bề mặt này đều rất nhiều vi khuẩn. Trong thực tế, một nghiên cứu của Đại học Arizona năm 2012 đã phát hiện ra rằng điện thoại di động có thể mang số lượng vi khuẩn gấp 10 lần so với ghế trong nhà vệ sinh.
Dành thời gian thư giãn: Căng thẳng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi, cơ thể của bạn tạo ra ra hormone cortisol có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể chống lại cảm lạnh. Vì vậy, hãy tập yoga, tập thiền, đi dạo sau giờ làm việc hay làm bất cứ thứ gì giúp bạn thư giãn.
Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon là chìa khóa để ngăn ngừa cảm lạnh. Trong một nghiên cứu của JAMA Internal Medicine, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày dễ bị cảm lạnh hơn so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên mỗi đêm.
Bổ sung kẽm: Kẽm thực sự có thể làm giảm sự phát triển của virus. Thêm vào đó, dùng kẽm dường như làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh ngay sau khi chúng xuất hiện. Thịt, đậu phụ, hàu và đậu lăng là tất cả các nguồn khoáng chất tuyệt vời.
Không dùng chung đồ với người bị bệnh: Khi một thành viên trong gia đình bị cảm lạnh, tránh dùng chung đồ dùng như bát, đũa, cốc,... ngăn ngừa sự lây lan của virus.
Bổ sung probiotics: Không phải tất cả vi khuẩn đều xấu, các loại vi khuẩn tốt trong ruột được tìm thấy trong các loại thực phẩm probiotic như sữa chua, dưa cải bắp...,có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn khoẻ mạnh hơn.
Theo CTV Vi Linh/VOV.VN (Nguồn Prevetion)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.