ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất quy mô lớn tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang là xu hướng tất yếu để tạo ra bước đột phá cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Là một Tỉnh có tiềm năng thế mạnh về phát triển nông nghiệp, trong giai đoạn vừa qua cũng như hiện tại Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã tập trung các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ cao.

Quang Tùng – Cao Tùng

16/09/2023 10:56

Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020 – 2025 của các Đảng bộ cơ sở trong tỉnh cũng đã xác định: Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ cao là khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó tập trung các giải pháp chỉ đạo quyết liệt trong lĩnh vực này.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 2.

 Hoằng Đạt là một xã thuần nông của Huyện Hoằng Hóa có tổng diện tích tự nhiên hơn 580 ha, trong đó có 400 ha đất sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương về Phát triển nông nghiệp qui mô lớn ứng dụng công nghệ cao theo quyết định 92 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, trong những năm qua, Cấp ủy, chính quyền xã Hoằng Đạt đã tập trung tuyên truyền, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 15 ha. Xã cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập thể, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 3.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại xã Hoàng Đạt, huyện Hoằng Hóa đi vào hoạt động từ năm 2019. Mặc dù qui mô sản xuất còn khiêm tốn với diện tích 3 ha, song Hợp tác xã đã gặt hái được những hiệu quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Từ nguồn vốn vay của ngân hàng nông nghiệp huyện, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Hoằng Đạt đã đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màng có qui mô 10 nghìn m2; đầu tư hệ thống điện, hệ thống tướitự động nhỏ giọt và một số thiết bị điều khiển từ xa với tổng kinh phí trên 3, 2 tỷ đồng. Trong đó Hợp tác xã được Huyện hỗ trợ 100 nghìn đồng/m2. 

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 4.

Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm: Dưa vàng Kim nương Hoàng Hậu; dưa chuột, dâu tây, bí ngồi và một số loại rau củ quả khác. Bình quân mỗi năm hợp tác xã thu hoạch từ 140 – 150 tấn dưa vàng; gần  70 tấn dưa chuột và cà chua. 

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 5.

Điều quan trọng là Hợp tác xã đã cùng với Hệ thống siêu thị Coop mart từ Hà Tĩnh ra đến các tỉnh phía Bắc ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đến nay, hợp tác xã có doanh thu hơn 1,3 tỷ đồng/năm. Dự kiến của Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Hoằng Đạt sẽ tiếp tục mở rộng qui mô diện tích sản xuất trong thời gian tới.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 6.

Ông Hoàng Hữu Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Hoàng Hữu Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trên cơ sở được UBND huyện phê duyệt quy hoạch chung, xã đã quy hoạch vùng sản xuất nông công nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 15 ha….Thời gian tới, chúng tôi mong muốn tỉnh, huyện tiếp có các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao".

Cho đến thời điểm này, Huyện Hoằng Hóa đã quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp qui mô lớn với diện tích 1000 ha. Trong đó sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao đạt gần 430 ha. Nhìn chung các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung qui mô lớn , ứng dụng công nghệ cao, đều đạt năng xuất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường trên 50%.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 7.

Thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Thạch Thành đã xây dựng kế hoạch phát triển 2.600 ha cây ăn quả. Trong đó diện tích cây ăn quả tập trung hơn 2.325 ha; cải tạo vườn tạp và chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả với diện tích hơn 1.200 ha. Đến nay  huyện Thạch Thành đã trồng mới được trên 500 ha cam, bưởi. 

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 8.

Trong đó có trên 100 ha cây ăn quả đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Thạch Thành đã xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả có múi công nghệ cao, phục tráng cây đầu dòng cam Vân Du; đồng thời xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Cam Vân Du để xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, 300 ha cam, bưởi trên địa bàn huyện Thạch Thành đã cho thu hoạch, sản lượng gần 8000 tấn/năm, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, ngoài diện tích cây ăn quả tập trung, trên địa bàn huyện Thạch Thành chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 9.

Là một nông dân miền núi, ông Bùi Văn Thuân, thôn Hòa Lễ, xã Thành An, huyện Thạch Thành không được đào tạo bài bản, lại càng xa lạ với phương thức trồng trọt hiện đại, ông Thuân đã tự học hỏi, tìm hiểu và nhờ tư vấn kỹ thuật, để trồng, chăm sóc giống dưa vàng Kim hoàng hậu  trong nhà màng  với diện tích 4 ha của gia đình mình. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế từ trồng dưa vàng kim hoàng hậu là rất cao. Tuy nhiên theo ông Thuân, để có thể sản xuất thành công, ngoài kiến thức, sự kiên trì, cần mẫn thì nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và  các thiết bị công nghệ là một trong những khó khăn đối với nông dân khi sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 10.

Qua khảo sát tìm hiểu ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Thường Xuân, Thạch Thành, Yên Định, Thiệu Hóa cho thấy, hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao đều đang còn ở qui mô nhỏ, chưa sản xuất theo chuỗi giá trị. Mô hình trồng trọt được đầu tư nhà lưới, nhà màng và lắp đặt các thiết bị công nghệ do các hộ dân tự đầu tư hoặc liên kết sản xuất chỉ  từ một đến vài ha. Các loại cây trồng đang còn đơn điệu, chủ yếu là giống dưa vàng và một số loại rau củ quả nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Do chưa đủ các điều kiện về qui mô diện tích cũng như quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị nên nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao hoặc theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh rất khó để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Kế hoạch 260 năm 2022 của UBND Tỉnh Thanh Hóa.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 11.

Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, song phát triển sản xuất nông nghiệp qui mô lớn tập trung ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thanh Hóa vẫn gặp nhiều rào cản và khó khăn. Mô hình sản xuất nông nghiệp này đòi hỏi tổ chức sản xuất phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về hạ tầng, công nghệ sản xuất, trình độ nguồn nhân lực. Vì vậy trong thời gian tới Tỉnh và các địa phương cần tiếp tục đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên cở đó, nghiên cứu đề ra các giải pháp về qui hoạch cũng như ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó thúc đẩy phát triển nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả và bền vững.

Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  - Ảnh 12.

                               

Nguồn: Đưa nghị quyết vào cuộc sống 15/9/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

08:52 , 22/02/2025

Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành.

Đưa sản vật địa phương "lên sóng"

Đưa sản vật địa phương "lên sóng"

20:58 , 21/02/2025

Ngày 21/02, Tập đoàn truyền thông Halotimes đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Nghi Sơn tổ chức chương trình livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" nhằm đưa những sản vật nổi tiếng của các vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng.

Kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

18:07 , 21/02/2025

Dù mới đi vào hoạt động được gần một năm, nhưng Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ huyện Hậu Lộc đã có nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp với nhiều tổ chức hội, ngành hàng. Qua đó, góp phần hỗ trợ hội viên mở rộng giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển thị trường, khách hàng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024

Công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024

18:09 , 20/02/2025

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024.

Thanh Hoá tập trung thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2025

Thanh Hoá tập trung thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2025

18:05 , 20/02/2025

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2025.

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế

16:30 , 20/02/2025

Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, đang tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Điều này, làm tăng thêm gánh nặng thuế, nhưng cũng tạo áp lực để doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp

16:25 , 20/02/2025

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 1 cả nước thu hút được khoảng 4,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư nước ngoài, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn FDI tăng mạnh là yếu tố thúc đẩy nhu cầu thuê đất và các sản phẩm tại các khu công nghiệp.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD

14:38 , 20/02/2025

Những năm qua, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp, quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC cho rừng trồng. Đây là hướng đi bền vững để gỗ Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế.

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha

07:04 , 20/02/2025

Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thanh hóa phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn quy mô khoảng 56.000 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản. Tuyên truyền vận động Nhân dân huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025

07:00 , 20/02/2025

Năm 2025, với những diễn biến khó lường từ bên ngoài, cộng với những yếu tố nội tại, ngành ngân hàng phải đối mặt với 3 thách thức không dễ dàng hóa giải, đó là: lãi suất, thanh khoản và nợ xấu...