Cần một cú hích cho công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh
Thi hành án dân sự là khâu cuối cùng trong quá trình tố tụng, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được thực thi; thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đảm bảo ổn định về an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Song hiện nay, số vụ có điều kiện nhưng chưa thi hành xong ở Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá vẫn còn nhiều. Tình trạng lượng án tồn đọng lớn, nhất là những việc mà các cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để tổ chức thi hành trong nhiều năm nhưng không có kết quả, dẫn đến tốn kém công sức, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Gần 10 năm qua, một khu đất vàng có diện tích hơn 40.000m2 tại ngay trung tâm thành phố Thanh Hoá chưa được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Nguyên nhân là do Công ty TNHH Tây Đô chưa trả cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá số tiền vay để thực hiện dự án Trường Tiểu học và THCS Thanh Hoa là trên 109 tỷ.

Đến nay, sau 2 lần thực hiện thủ tục kê biên, 8 lần giảm giá và 9 lần đấu giá không thành, hiện mức giá bán chỉ còn trên 135,3 tỷ đồng, bằng khoảng một nửa mức định giá ban đầu, song công trình vẫn chưa tìm được chủ mới. Điều đáng nói là trong quá trình được giao bảo quản tài sản kê biên, Công ty TNHH Tây Đô đã cho các tổ chức cá nhân thuê, mượn địa điểm để lưu trú và hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thay đổi hiện trạng tài sản được kê biên.

Ông Lê Viết Tám - Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục thi hành án Dân sự tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Viết Tám -Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục thi hành án Dân sự tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong quá trình thi hành án vụ Tây Đô, chúng tôi phải tạm dừng 4 năm để chờ kết quả giải quyết kháng nghị của Toà án Nhân dân tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, 2 lần phải chờ kết quả giải quyêt phá sản của Toà án nhân dân Thành phố và Tòa án nhân dân tỉnh, tạm dừng để giải quyết các khiếu nại tố cáo của Công ty Tây Đô. Một lý do do bán tài sản không có người mua nên đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm".
Hiện nay, các vụ việc phải thi hành án liên quan đến tàu cá đóng mới theo nghị định 67 cũng đang khá nhức nhối. Hầu hết các tàu cá này đều hoạt động không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến không trả được nợ và đã bị các ngân hàng siết nợ, khởi kiện ra tòa. Tại thi hành án thành phố Sầm Sơn, mặc dù đã hoàn thành việc bán đấu giá tài sản thi hành án của cả 5 tàu cá theo Nghị định 67 và thu được số tiền là trên 10 tỷ đồng, song tổng số tiền mà các chủ tàu phải thi hành án và trả cho ngân hàng là gần 54 tỷ đồng. Do đó, số tiền mà Chi cục Thi hành án thành phố tiếp tục phải theo dõi thực hiện là trên 43 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Anh Văn - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Sầm Sơn.
Ông Nguyễn Anh Văn - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Sầm Sơn cho biết: "Khó khăn nhất là tiền còn tồn đọng lại sau xử lý tài sản khi đủ trả nợ cho ngân hàng. Có những vụ nợ ngân hàng 19 tỷ sau khi xử lý tài sản chỉ có 1 tỷ rưỡi, còn hơn 17 tỷ là tồn đọng lại. Người chủ tàu vẫn nợ ngân hàng, chi cục thi hành án không thể khép hồ sơ được, đưa vào án không có điều kiện để tiếp tục theo dõi".
Theo báo cáo của Cục thi hành án dân sự tỉnh, từ 1/1/2017 – 30/6/2022, cơ quan thi hành án dân sự đã thụ lý gần 114.800 việc với số tiền gần 13.000 tỷ đồng. Tổng số phải thi hành là gần 113.400 việc với gần 11.000 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2022, đã thi hành xong 71.333 việc với gần 1.600 tỷ đồng, chưa thi hành xong trên 3.900 việc với 877 tỷ đồng, chưa có điều kiện thi hành là 4.722 việc với 1.547 tỷ đồng.

Trong đó, riêng số vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng phải thi hành là trên 1.300 việc với số tiền trên 2.500 tỷ đồng. Hiện vẫn còn 323 việc với 822 tỷ đồng có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong.
Việc chậm thi hành án dẫn đến nhiều hệ luỵ, trong đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự mà các ngân hàng không thu hồi được vốn, thất thoát và lãng phí kinh phí của nhà nước và đặc biệt là gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.

Ông Hoàng Văn Truyền - Cục Trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá: "Về chủ quan lực lượng chấp hành viên trong thời qua đã tích cực nhưng vẫn có đồng chí chưa tích cực trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù lãnh đạo Cục và các Chi cục đều có quyết tâm rất cao. Mặt khác, những vụ việc hiện nay khó thi hành trong thực tế có vấn đề tranh chấp về mặt pháp lý. Ví dụ tài sản khi đưa ra tổ chức thi hành án sai khác với quá trình tố tụng cơ quan toà án đã tuyên. Các tổ chức tín dụng, khi cho vay là bất động sản, tài sản chưa quản lý tốt các tài sản đảm bảo".
Để giải bài toán cho công tác thi hành án, điều cần nhất là phải phân định rõ và quy trách nhiệm giữa các đơn vị, các ngành, đồng thời phải có các giải pháp căn cơ nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động của tất các các bên có liên quan nhằm mục đích giải quyết nhanh và hiệu quả nhất các vụ việc, tránh dây dưa, kéo dài, gây lãng phí và thất thoát.


Điều tra, bắt giữ đối tượng trộm cắp xe mô-tô tại xã Định Liên, huyện Yên Định
Ngày 03/5/2025, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an xã Định Liên đã phối hợp nhanh chóng tổ chức điều tra làm rõ bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản tại xã Định Liên, huyện Yên Định.

Tạm giữ hình sự đối với các đối tượng gây rối trật tự công cộng tại phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn vừa phối hợp truy xét, triệu tập 16 đối tượng liên quan đến vụ việc đánh nhau trên đường Hồ Xuân Hương, phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn.

Công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước
Sáng ngày 1/5, các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng loạt tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2025 theo quy định của pháp luật.

Cẩm Thủy: Phát hiện, bắt giữ đối tượng tàng trữ vũ khí trái phép
Lực lượng An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Công an xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy phát hiện, bắt giữ 1 đối tượng tàng trữ vũ khí trái phép.

Tăng mức bồi dưỡng giám định tư pháp
Quyết định 08/2025 của Thủ tướng Chính phủ: Tăng mức bồi dưỡng giám định tư pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5 tới.

Phạt hành chính kịch khung khi có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên
Nghị định 68/2025/NĐ-CP: Phạt hành chính kịch khung khi có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có hiệu lực từ ngày 02/5.

Xét xử sơ thẩm vụ đưa, nhận hối lộ tại Văn phòng đăng ký đất đai Sầm Sơn
Dự kiến vào ngày 12/5 tới đây, phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Nguyễn Thế Hùng (sinh năm 1979) nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Sầm Sơn, cùng 43 đồng phạm khác về tội danh “nhận hối lộ”, “đưa hối lộ” và “lợi dụng trách nhiệm quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sẽ diễn ra.

Thanh Hóa: Chưa phát hiện các loại thuốc xương khớp giả tại các cơ sở khám chữa bệnh
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Theo kết quả xét nghiệm của Sở Y tế Thanh Hóa, trong số 21 loại sản phẩm mà cơ quan Công an thu giữ, có 4 loại giả thuốc tân dược và 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược.

Phạt nguội nhóm thanh, thiếu niên đi xe máy dàn hàng trên đường
Trước thông tin phản ánh, trên địa bàn thành phố Sầm Sơn xuất hiện nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành trích xuất camera giám sát, xác định trường hợp vi phạm để tiến hành xử phạt nguội.

Thanh Hóa: Triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với: Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1991 và Hồ Tiến Bảo, sinh năm 1992, cùng trú tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Đây là các đối tượng nằm trong đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào về Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh lân cận tiêu thụ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.