Cần sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, trách nhiệm
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là vật tư nông nghiệp quan trọng trong sản xuất, được xem là yếu tố quyết định đến chất lượng, sản lượng, giá thành và đầu ra của nông sản. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn tình trạng người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa tuân thủ đúng kỹ thuật, ảnh hưởng tới sức khoẻ, môi trường, chất lượng nông sản. Do vậy, để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hướng dẫn nhà nông, tổ chức, đại lý các biện pháp kỹ thuật khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện nay, nông dân toàn tỉnh đang bước vào sản xuất vụ đông. Trong vụ đông năm nay, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000 ha, tập trung ưu tiên cho các loại rau màu và cây ngắn ngày như cà rốt, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, cùng các loại rau như cải và dưa chuột. Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai các giải pháp mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất để tăng giá trị kinh tế, bao gồm mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết bền vững và sản xuất theo hợp đồng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để thực hiện mục tiêu này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hướng dẫn nhà nông, các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật các biện pháp kỹ thuật khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, Chi cục đã tổ chức 4 lớp tập huấn tuyên truyền, cấp phát tài liệu hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thu hút hàng trăm lượt người tham gia.

Bên cạnh đó, nhằm nhằm giúp người sản xuất, kinh doanh yên tâm trong quá trình cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, phòng Quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã tham mưu cho Chi cục ban hành các quyết định và tiến hành kiểm tra 164 cơ sở, lấy 127 mẫu rau củ quả kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy: đa số các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa vứt bỏ bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau khi sử dụng không đúng nơi quy định, chưa ghi chép đầy đủ trong quá trình chăm bón.

Cùng với việc hợp tác với các địa phương đẩy mạnh việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm, Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp tục rà soát, quản lý chặt chẽ đầu vào của thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc thế hệ mới và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đồng thời tiếp tục đưa ra lộ trình cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội để tiếp tục loại bỏ các loại thuốc không phù hợp quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng phòng Quản lý phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng phòng Quản lý phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hằng năm chúng tôi tăng cường tuyên truyền, tập huấn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định, thực hiện 4 đúng trong quá trình sản xuất. Đẩy mạnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, bảo đảm năng suất, chất lượng cây trồng. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, xử lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ, quả".
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, yếu tố vật tư nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng, mang tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Việc tuyên truyền, kiểm tra của các ngành chức năng đã góp phần làm thay đổi nhận thức của cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn, hiệu quả.
Anh Mai Chấn Nhâm, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ rằng trong quá trình sản xuất gia đình luôn chú trọng tới sản phẩm sinh học, tuân thủ quy trình sản xuất 4 đúng.

Anh Trần Văn Vượng, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Anh Trần Văn Vượng, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hiện nay có nhiều loại vật tư nông nghiệp không rõ nguồn gốc, kém chất lượng nên chúng tôi khuyến cáo bà con sử dụng vật tư nông nghiệp lựa chọn cơ sở uy tín, rõ ràng về nhãn sản phẩm, tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm an toàn".
Để thị trường vật tư nông nghiệp đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Chi cục Bảo vệ thực vật đã và đang phối hợp với địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng theo đúng quy định pháp luật, góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại cho người sản xuất, tiêu dùng do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng gây ra.

Xã Vạn Xuân chủ động phòng ngừa bệnh dại trên chó, mèo
Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát. Tại xã Vạn Xuân, tỉnh Thanh Hoá, tổng đàn chó hiện có khoảng 1.240 con được nuôi tại hầu hết thôn, bản. Để phòng ngừa bệnh dại trên đàn chó, mèo, chính quyền xã đã chủ động trong việc quản lý, tuân thủ nghiêm các quy định về tiêm vắc xin; tuyên truyền kiến thức đầy đủ cho người dân.

Công an tỉnh Thanh Hoá mở đợt cao điểm giảm thiểu tai nạn giao thông
Chiều ngày 16/7/2025, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch cao điểm giảm thiểu tai nạn giao thông những tháng cuối năm và kế hoạch huy động lực lượng, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn theo chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh.

Hội Phụ nữ xã Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ nhất
Chiều 16/7, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để công bố các quyết định và triển khai chương trình công tác những tháng còn lại của năm 2025.

Xã Bát Mọt công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ Mặt trận Tổ quốc
Chiều ngày 16/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Bát Mọt đã tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất, công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ.

Gần 160 xác lợn chết trên hệ thống kênh Bái Thượng trong nửa đầu tháng 7
Sáng 17/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị bàn giải pháp ngăn chặn, kịp thời xử lý các trường hợp vứt xác động vật chết trên hệ thống kênh, các công trình thuỷ lợi tại Thanh Hoá.

Nhiều điều chỉnh tạo thuận lợi hơn trong đào tạo lái xe
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 14/2025 quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Nhiều nội dung trong Thông tư mới được điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi hơn cho học viên học lái xe.

Nâng cao vai trò của Công an cấp xã trong công tác đảm bảo an toàn giao thông
Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, lực lượng Công an các xã, phường đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Khắc phục những khó khăn ban đầu về lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiệp vụ, Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông.

Nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn, miền núi
Đến hết tháng 6/2025, Tỉnh Thanh Hoá đã có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh và 64% được dùng nước sạch. Việc quan tâm, đầu tư xây mới các công trình cấp nước đã tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân và góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Môi trường rất cần có các giải pháp để nâng cao hơn nữa tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn.

Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khai tử từ 1/9
Theo Ngân hàng Nhà nước: Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng không xác thực sinh trắc học, "đóng băng" lâu ngày sẽ bị xóa sổ từ ngày 1/9 để ngăn chặn lừa đảo, gian lận số.

Cần sớm hướng dẫn phân cấp quản lý cơ sở hành nghề y dược tư nhân
Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, tỉnh Thanh Hoá chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc phân cấp, phân quyền trong quản lý đối với các cơ sở lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Điều này khiến nhiều địa phương lúng túng trong công tác quản lý; bản thân các cơ sở kinh doanh cũng có nhiều thắc mắc, liệu có thay đổi gì so với trước đây để điều chỉnh và phối hợp với các cấp, các ngành.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.