Cẩn trọng với dịch bệnh ho gà, sởi
Sau nhiều năm gần như không phát sinh, thì gần đây Thanh Hóa đã ghi nhận trở lại các các ca mắc sởi và ho gà. Phần lớn các ca bệnh được ghi nhận chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Đây là cảnh báo về nguy cơ quay trở lại của dịch ho gà và sởi.
Từ đầu năm đến nay, Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã tiếp nhận và điều trị cho 15 trẻ bị bệnh ho gà và 34 trẻ bị bệnh sởi. Trẻ bị mắc ho gà đa số là khoảng 2 tháng tuổi, trẻ bị sởi dưới 1 năm tuổi và hầu như các trẻ bị bệnh mới chỉ tiêm 1 mũi hoặc chưa được tiêm mũi vaccine phòng bệnh nào.

Em bé 10 tháng tuổi phải nhập viện điều trị bệnh sởi 2 tuần nay. Ban đầu, gia đình đưa bé nhập viện điều trị bệnh liên quan đến mắt. Nhưng sau khi được xét nghiệm máu, các bác sỹ xác định bé bị bệnh sởi.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, trong đó có Thanh Hóa.

Theo các chuyên gia y tế, sởi và ho gà là các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất nhanh và có thể phòng bệnh bằng vaccine. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, cộng với mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng là điều kiện để bệnh sởi và ho gà dễ bùng phát và lây lan. Vì vậy, các gia đình cần theo dõi sát sức khoẻ của trẻ, tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh để bảo vệ sức khoẻ cho con em mình.

Thạc sỹ, Bác sỹ Trịnh Văn Lực, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá
Thạc sỹ, Bác sỹ Trịnh Văn Lực, trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: "Để phát hiện bệnh này, khi thấy trẻ sốt cao, đáp ứng kém thuốc hạ sốt, xuất hiện nốt ban dạng sởi, gia đình đưa ngày đến cơ sở y tế để điều trị. Đối với trẻ sốt không dứt, ho cơn điển hình cũng nên nghĩ tới ho gà thì đưa tới các cơ sở khám điều trị".
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp do vi khuẩn ho gà gây nên. Bệnh ho gà có thể dẫn đến những biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ô xy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong. Sởi cũng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tốc độ lây lan nhanh. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Bệnh sởi cũng có thể dẫn đến nhưng biến chứng nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não. Do đó, việc tiêm đủ vắc xin phòng bệnh cho trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch sởi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch Sởi.

Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Thế giới phòng chống lao được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lao, thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc chấm dứt căn bệnh nguy hiểm này. Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2025 có chủ đề "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", thể hiện sự cam kết mạnh mẽ, chung tay của Việt Nam trong công tác phòng, chống lao.

Dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát
Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

Cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát trái mùa
Mùa khô ở Nam Bộ tuy chưa kết thúc, nhưng mưa trái mùa đã xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân truyền bệnh, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chuyên gia y tế cảnh báo sốt xuất huyết có thể bùng phát mạnh, dù không phải mùa mưa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.