dịch bệnh
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong
Trước thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong thời gian qua, Bộ Y tế cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh, phối hợp đánh giá nguy cơ để đề xuất giải pháp phù hợp.
Chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học để phòng ngừa dịch bệnh
Hiện đang là thời gian cao điểm chăm sóc đàn vật nuôi để xuất bán phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán. Nhưng do ảnh hưởng của mưa bão rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để chăm sóc, bảo vệ tốt đàn vật nuôi, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã và đang chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để phòng ngừa dịch bệnh.
Các trường mầm non tăng cường phòng chống dịch bệnh cho trẻ
Năm học mới 2024 -2025 vừa mới bắt đầu, lại gặp mưa bão kéo dài khiến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ học mầm non, sức đề kháng tự nhiên chưa cao, nếu không được bảo vệ tốt rất dễ nhiễm bệnh. Do vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch bệnh.
Phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão
Bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Trong và sau mưa bão, các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải…theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão như sau:
Chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi
Tại Hội nghị triển khai Chỉ thị 11 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi tổ chức sáng ngày 1/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương, đơn vị cần tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Bộ Y tế vừa có công điện gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo tăng cường nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh mùa hè như bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...cho Nhân dân trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.
Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã có dịch cúm A/H5N1, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi. Tại Thanh Hóa dù chưa có ổ dịch phát sinh, nhưng trước nguy cơ xâm nhập, lây lan, bùng phát bệnh dịch, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.
Dồn tổng lực xử lý các ổ dịch bệnh trên vật nuôi
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 468 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 41 tỉnh, thành phố, số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 22.000 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,4 lần, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch tăng 93,7%. Dịch bệnh lở mồm long móng trên vật nuôi cũng gia tăng, số ổ dịch và số gia súc mắc bềnh đều tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh, lây lan. Tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, do chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, huyện đã đẩy mạnh các giải pháp chống nóng và phòng chống dich bệnh cho gia súc gia cầm.
Cẩn trọng với dịch bệnh ho gà, sởi
Sau nhiều năm gần như không phát sinh, thì gần đây Thanh Hóa đã ghi nhận trở lại các các ca mắc sởi và ho gà. Phần lớn các ca bệnh được ghi nhận chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Đây là cảnh báo về nguy cơ quay trở lại của dịch ho gà và sởi.
Cảnh báo dịch bệnh ho gà, sởi đang quay trở lại
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận các ca mắc sởi và ho gà trở lại, trong đó chủ yếu là trẻ em. Theo các bác sỹ, phần lớn các ca bệnh được ghi nhận chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ và cảnh báo: dịch ho gà và sởi đang có nguy cơ quay trở lại.
Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh
Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trong trường học
Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đang gia tăng số ca mắc ở trẻ em như: cúm A, sốt virus, thuỷ đậu. Để dịch bệnh không bùng phát, lây lan trong trường học, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh
“Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh” là chủ đề của Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, 27/12 năm 2023, nhằm nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh cho người dân và cộng đồng; tăng cường sự tham gia của chính quyền và xã hội trong việc chủ động, sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh.