Cần xử lý người đi bộ không chấp hành quy định khi tham gia giao thông
Tình trạng người đi bộ vi phạm luật khi tham gia giao thông vẫn còn khá phổ biến. Đáng nói, đây còn là nguyên nhân gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Thế nhưng hiện nay việc xử phạt người đi bộ vi phạm vẫn chưa được cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên.
Người đi bộ thản nhiên đi dưới lòng đường cho dù có vỉa hè, đó là điều không khó bắt gặp tại bất cứ đâu, nhất là ở khu vực nội thành. Hành vi sang đường tuỳ tiện. Thậm chí có người leo qua dải phân cách để sang đường.

Việc người đi bộ di chuyển không đúng quy định hay sang đường đột ngột ở những vị trí không có vạch kẻ đã gây không ít nguy hiểm cho cả 2 phía, thậm chí dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hoá, chỉ trong 1 tháng gần đây, toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ, khiến 4 người chết và 5 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu đều do người đi bộ tham gia giao thông không đúng quy định, sang đường không đúng vụ trí hoặc không có tín hiệu cảnh báo, hoặc đi bộ dưới lòng đường.

Theo quy định, người đi bộ phải đi trên vỉa hè và chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, quá trình sang đường phải vẫy tay ra hiệu cho các phương tiện khác. Ngoài ra, người đi bộ không vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy. Mức phạt dành cho người đi bộ vi phạm cũng được quy định rõ tại Nghị định 168/2024 với mức từ 150.000-600.000 đồng.

Vấn đề hiện nay là bên cạnh công tác công tác tuyên tuyền, lực lượng chức năng cần tăng cường xử phạt hành chính để người dân nâng cao ý thức tự giác. Thậm chí, khai thác hình ảnh từ hệ thống camera giám sát an ninh trật tự để tiến hành xử phạt nguội. Như vậy mới chấn chỉnh được tâm lý chủ quan và thói quen tham gia giao thông tuỳ tiện của người đi bộ.

Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ ở các xã
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, vùng xa của Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cố gắng đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ được điều chuyển về địa phương, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Nâng cao nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho Công an cấp xã
Ngay sau thời điểm 1/7, khi bước đầu ổn định tổ chức lực lượng Công an xã sau sáp nhập địa giới hành chính, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bố trí 8 tổ công tác, hỗ trợ nghiệp vụ theo hướng cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nhiệm vụ mới cho lực lượng này.

Nỗ lực đảm bảo an toàn tại bến khách ngang sông
Hiện nay, vì điều kiện khách quan nên tại một số xã vẫn chưa thể xây dựng cầu cứng qua sông. Chính vì vậy bến khách ngang sông vẫn là lựa chọn giúp cho người dân đi lại thuận tiện, giao thương, phát triển kinh tế. Và đảm bảo giao thông tại các bến khách đang được các địa phương hết sức quan tâm.

Toàn quốc còn hơn 15.000 phương tiện chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe
Theo tổng hợp báo cáo của Bộ Công an, hiện trên toàn quốc vẫn còn hơn 15.000 phương tiện xe kinh doanh vận tải chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe từ biển trắng sang biển vàng.

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Đường sắt. Đây là một trong 9 Luật mới được thông qua với nhiều điểm mới, mang tính đột phá, đặc biệt là đẩy mạnh phân quyền cho địa phương trong đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt.

Trước ngày 15/7 hoàn thành việc điều chỉnh, cập nhật địa danh mới trên biển báo
Hiện nay, nhiều biển báo vẫn hiển thị tên các huyện, thị xã, thành phố không còn tồn tại hoặc đã thay đổi sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, gây khó khăn trong di chuyển của người dân. Trước thực tế trên, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương hoàn thành việc điều chỉnh, cập nhật địa danh mới trên biển báo trước ngày 15/7.

Người nước ngoài thuận lợi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cư trú và hỗ trợ người nước ngoài thực hiện thủ tục hành chính, từ ngày 1/7, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại địa phương. Đây là bước tiến quan trọng trong lộ trình xây dựng chính quyền số, công dân số, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công; tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ví điện tử 9Pay
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an vừa ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử thông qua VNeID trên ví điện tử 9Pay.

Trên 96 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế, đạt 95,2% dân số
Thông tin từ Bộ Tài chính, hiện cả nước đã có trên 96 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 95,2% dân số. Con số này tăng trên 4,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo dông, lốc và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, qua theo dõi ảnh mây vệ tinh và radar thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển ở các điểm dự báo như: Thiết Ống, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Linh Sơn; vùng mây đối lưu ở Hoà Bình có xu hướng di chuyển về tỉnh Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.