Cảng hàng không Thọ Xuân ứng dụng công nghệ 4.0 trong phục vụ hành khách
Sau 10 năm đi vào hoạt động, Cảng hàng không Thọ Xuân đã không ngừng nỗ lực để phát triển, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách một cách tốt nhất.
Cảng hàng không Thọ Xuân được thành lập ngày 10/12/2012 và chính thức đưa vào khai thác từ ngày 5/2/2013. Cảng đã được đầu tư xây dựng các hạng mục quan trọng như: Sân đỗ máy bay, Hệ thống quan trắc khí tượng, sân đỗ ô tô, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thiết bị mặt đất…Bên cạnh đó, Cảng còn được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện các hạng mục với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chuyên ngành hiện đại phục vụ bay như: hệ thống trang thiết bị check-in, kiểm tra an ninh hàng không, phòng cháy chữa cháy, hệ thống cảnh báo khẩn nguy và các phương tiện phục vụ mặt đất... Cảng cũng đã đưa hệ thống đèn tín hiệu hàng không và hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS đi vào hoạt động.
Thời điểm đáng chú ý là năm 2020, Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch trở thành Cảng Hàng không quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Cảng sẽ có chức năng dự bị cho Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO).
Hiện cảng hàng không Thọ Xuân đã và đang cung cấp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho các hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bambo Airway và khai thác các chặng bay đi và đến: TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột. Hiện Cảng đang khai thác hiệu quả với thiết bị tiên tiến, công nghệ cao, đảm bảo an ninh, an toàn, đáp ứng được quy trình an ninh và dây chuyền hàng không hiện đại. Cảng cũng đã chú trọng tăng cường công tác quản trị hệ thống mạng, hệ thống máy tính nội bộ để duy trì hoạt động liên tục và ổn định, khai thác có hiệu quả trang thiết bị hiện có. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách nhanh gọn, chính xác, cảng đã áp dụng hệ thống ICUTE phiên bản mới nhất để phục vụ hành khách làm thủ tục online; triển khai chekin oniline qua ứng dụng nhằm mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất cho hành khách.
Ông Đặng Quang Minh – Đội trưởng Đội phục vụ mặt đất- Cảng hàng không Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, tại Cảng hàng không Thọ Xuân có 4 hãng hàng không đang khai gồm: Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bambo Airway. 3 trong 4 hãng thực hiện đưa việc làm thủ tục online. Việc sử dụng online hiệu quả rõ rệt, giảm thiểu thời gian làm thủ tục cho hành khách, thời gian chờ của hành khách tại nhà. Đặc biệt, vào lúc cao điểm hè hoăc tết khu vực nhà ga được giải phóng đáng kể. Thời gian tới, cảng sẽ lắp đặt các kiot checkin online để hành khách có nhiều sự lựa chọn hơn nữa, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng".
Hành khách Trịnh Ngọc Quang, Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong check in tại Cảng giúp em check in nhanh hơn, thuận tiện hơn trong làm thủ tục bay. Khi check in tại cảng giúp ích cho em nhiều".
Hành khách Mai Văn Hiếu, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Lần đầu tiên tham gia giao thông bằng đường hàng không. Mua vé trên mạng thấy thuận tiện, nhanh gọn, không cần thủ tục rườm rà…không mất nhiều thời gian như trước đây".
Nhằm phát huy các tiện ích của Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06), cùng với 21 Cảng hàng không khác trong cả nước, Cảng hàng không Thọ Xuân đã được Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an và Cục Hàng không Việt Nam triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VneID không những tạo thuận lợi cho công tác quản lý tại sân bay mà còn giảm thiểu rủi ro an ninh, tiết kiệm thời gian làm thủ tục của hành khách và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, cảng đã triển khai hệ thống xác thực hành khách (blacklist) nhằm kiểm soát hành khách thuộc diện cấm bay. Theo đó, hệ thống tự động cập nhật Blacklist giúp nhân viên không phải cập nhật cũng như kiểm tra lại thông tin hành khách và không bị nhầm lẫn. Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
Ông Hoàng Văn Sáng, Phó đội trưởng Đội an ninh hàng không – Cảng hàng không Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cảng hàng không Thọ Xuân áp dụng chuyển đổi số, sử dụng tài khoản định danh điện tử mức mức độ 2 cho hành khách đi tàu bay, tương đương với khách sử dụng căn cước, hộ chiếu, các giấy tờ tùy thân khác; …áp dụng phần mềm kiểm tra danh sách cấm bay đối với danh sách".
Bên cạnh đó, Cảng hàng không Thọ Xuân còn triển khai hệ thống kiểm soát hành lý tại ga đến nhằm mục đích giảm thiểu nhân viên giám sát hàng lý của khách tại khu vực ga đến, giải phóng hành khách, hành lý nhanh chóng. Đặc biệt, đơn vị cũng đã triển khai nhiều công nghệ tự động khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách cũng như đảm bảo an ninh, an toàn cho các chuyến bay.
Ông Trịnh Khắc Chung - Phó đội trưởng đội an ninh kỹ thuật – Cảng hàng không Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Cảng hàng không Thọ Xuân áp dụng 1 số công nghệ như: hệ thống hạ cánh chính sác ILS, phát thanh tự động, thông báo tin tức khí tượng hàng không tự động …chuyển dổi công nghệ tích hợp nhận diện khuôn mặt, tăng cường an ninh an toàn phục vụ hành khách".
Nhờ không ngừng được đầu tư cơ sở hạ tầng, tích cực ứng dụng công nghệ 4.0, Cảng hàng không Thọ Xuân đã khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong lĩnh vực phục vụ hàng không dân dụng. Năm 2013, năm đầu tiên đưa vào khai thác, sản lượng vận chuyển của Cảng hàng không Thọ Xuân mới đạt 90.000 lượt hành khách thì đến tháng 8/2023, Cảng hàng không Thọ Xuân đã tổ chức sự kiện đón hành khách thứ 330.000, đánh dấu sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của Cảng. Năm 2023, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cảng hàng không Thọ Xuân là phục vụ khoảng 1,7 triệu lượt hành khách đi và đến. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, Cảng sẽ tiếp tục duy trì những thành tựu đã đạt được, tiếp tục phát huy thế mạnh, để Cảng luôn dẫn đầu trong nhóm cảng hàng không văn minh, hiện đại và hội nhập.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.