Cánh cửa xuất khẩu da giày Việt Nam vào Hoa Kỳ mở rộng hơn
Sau khi khống chế được đại dịch, nhu cầu mặt hàng giày dép tại Hoa Kỳ sẽ tăng cao. Do vậy, cần có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Ngày 28/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp với Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Hoa Kỳ, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến “Xúc tiến thương mại giày dép Việt Nam - Hoa Kỳ hậu Covid-19”, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giày dép Việt Nam tìm hiểu tình hình, xu hướng và cơ hội thị trường, thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ trong và sau đại dịch Covid-19.
Tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, Bộ Công Thương đã nỗ lực thực hiện vai trò kết nối, đưa hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là trong bối cảnh, Chính phủ Mỹ đã cho phép một số bang mở cửa trở lại. Điều này đồng nghĩa với cánh cửa xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ được mở rộng hơn sau một thời gian dài phải “đóng kín” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo ông Phú, nhiều năm qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến các nền kinh tế trên toàn cầu thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, góp phần vào sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
![]() |
Nhu cầu mặt hàng giày dép tại thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng cao sau đại dịch. (Ảnh minh họa: KT) |
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 24,92 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 20,16 tỷ USD, nhập khẩu đạt 4,76 tỷ USD.
Giày dép là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Năm 2019 được xem là năm thành công của xuất khẩu giày dép khi kim ngạch đạt 18,3 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước đó. Riêng quý 1/2020, Hoa Kỳ là thị trường số 1 nhập khẩu nhóm hàng giày dép của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,56 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.
“Nhiều chuyên gia dự báo, sau khi khống chế được dịch Covid-19, nhu cầu mặt hàng giày dép tại thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp giày dép cần thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ”, ông Vũ Bá Phú cho hay.
Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng sẵn có, phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đề cập tới những khó khăn hiện tại trong việc xuất khẩu giày dép và hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang theo xu hướng, yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh để họ lựa chọn chứ không đưa ra mẫu sẵn để các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất như trước đây. Trong khi đó, thực tế chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển hoàn chỉnh sản phẩm và rất ít trong số này có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ bởi cần phải có năng lực về tài chính. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của DNNVV Việt Nam.
Để tháo gỡ những điểm nghẽn đang hiện hữu giúp doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia Hoa Kỳ đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình thị trường giày dép Hoa Kỳ, đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến thị trường và khả năng, xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới; những phân khúc tăng trưởng ở thị trường Hoa Kỳ mà các nhà cung cấp Việt Nam nên xác định để đầu tư cho sản xuất; biện pháp để nhà cung cấp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường giày dép Hoa Kỳ; cách tiếp cận thị trường và khuyến nghị về những chiến lược mới cho các doanh nghiệp giày dép Việt Nam để phát triển hiệu quả hơn tại thị trường này.
Ông Bùi Huy Sơn, Tham tán Công sứ Phụ trách Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, sau hội nghị này, Thương vụ sẽ phối hợp với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN để tổ chức các sự kiện tương tự kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam nói chung với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Thương vụ luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ và trao đổi thông tin giúp doanh nghiệp hai nước tìm hiểu nhu cầu và các điều kiện để thúc đẩy hoạt động hợp tác thương mại.
Theo VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Thanh Hóa phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.

Đẩy nhanh tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh
Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Hoá có nhiệm vụ lấy nước từ sông Mã tưới cho 18.490 ha thuộc 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Trạm bơm đã được phê duyệt nâng cấp từ tháng 12/2024. Đến đầu tháng 5/2025, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đơn vị thi công chính đã hoàn thành khoảng hơn 40% khối lượng công việc so với giá trị hợp đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.