"Cầu nối" giữa ý Đảng - lòng dân
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa đã trở thành cầu nối truyền tải kịp thời chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, tạo sự gắn bó, đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng các dân tộc anh em. Với sự năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, họ đã góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở vùng biên giới phía Tây của tỉnh.
Mường Lát là huyện vùng cao, biên giới phía Tây có 105 km đường biên giới đất liền với nước bạn Lào. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 95,2% dân số toàn huyện. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi cao, độ dốc lớn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn huyện cũng phải làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, bằng nhiều cách làm khác nhau, họ đã nõ lực để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào.
Sinh ra và lớn lên ở xã Quang Chiểu huyện Mường Lát, anh Lò Văn Hợp là người hiểu rõ những phong tục, tập quán canh tác nông nghiệp của bà con nơi đây rất lạc hậu. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, năm 2008 anh được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng và sau đó được bà con tín nhiệm làm Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của đồng đất quê hương và tiếp thu được chính sách của huyện Mường Lát về sản xuất nông nghiệp, anh Lò Văn Hợp đã vận động bà con mở rộng diện tích trồng giống lúa nếp Cay Nọi đặc sản của quê hương.
Là Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản, gia đình anh đã tiên phong đi trước với diện tích hơn 1 sào lúa. Đồng thời anh hướng dẫn Nhân dân khai hoang đất ven suối để trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, cách dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng gạo sạch, thơm ngon. Nhờ việc "đi cùng, làm cùng" với bà con mà diện tích lúa nước của bản cứ thế được mở rộng thêm sau mỗi mùa vụ. Từ những chủ trương đúng đắn của Đảng bộ huyện Mường Lát và xã Quang Chiểu cùng những đảng viên tiên phong như anh Lò Văn Hợp, sản phẩm gạo nếp Cay Nọi đã trở thành sản phẩm ocop, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo nhiều việc làm mới cho bà con.
Anh Lò Văn Hợp, Bí thư chi bộ, trưởng Bản Pùng xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát cho biết: "Giống lúa này ông cha đã để lại từ lâu, là một đảng viên thì cái gì mình cũng phải làm trước, đến mùa chưa thấy bà con ra đồng mình phải vận động tuyên truyền…, ruộng nhà mình, mình làm trước thì dân mới nghe theo".
Cũng ở xã Quang Chiểu, ông Lương Văn Trường Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng bản Sáng lại là một Bí thư đã nhiều kinh nghiệm trong vận động người dân xây dựng nông thôn mới. Xuất phát điểm ban đầu rất khó khăn nên vận động Nhân dân không phải là chuyện dễ dàng. Để Nhân dân hiểu và đồng thuận, ông đã triển khai chủ trương công khai trong chi bộ, rồi đến từng hộ dân tuyên truyền, giải thích. Từ một bản nghèo đói, năm 2014 bản Sáng đã trở thành bản nông thôn mới đầu tiên của huyện Mường Lát . Đời sống Nhân dân được nâng cao rõ rệt cả vật chất và tinh thần. Hiện nay, ông đang tiếp tục vận động Nhân dân xây dựng bản trở thành bản nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Lương Văn Trường, Bí thư chi bộ kiêm trưởng Bản Sáng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, cho biết: việc tuyên truyền vận động làm cho được nông thôn mới rất khó, đã được rồi, giữ được còn khó hơn nhưng chi bộ đã tuyên truyền bà con nhân dân hiểu và quyết tâm làm bằng được.
Không chỉ vận động người dân về những cách làm mới trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nhiều Bí thư chi bộ, Trưởng bản và người uy tín trên địa bàn huyện còn phát huy vai trò là cầu nối giữa đồng bào dân tộc thiểu số với các ban, ngành, đoàn thể, là cơ sở thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, là kênh thông tin quan trọng góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời tuyên truyền, vận động đồng bào nêu cao tinh thần cảnh giác chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Bằng uy tín của mình, họ đã tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục truyền thống của Nhân dân địa phương; vận động Nhân dân không theo các tà đạo, đạo lạ hoạt động trái phép trên địa bàn đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Ông Lầu Minh Pó ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát là một tấm gương điển hình. Sau khi nghỉ hưu, ông được nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín của bản. Với trách nhiệm và tâm huyết của mình ông đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục truyền thống của Nhân dân địa phương; vận động Nhân dân không theo các tà đạo, đạo lạ hoạt động trái phép trên địa bàn.
Bí thư chi bộ, trưởng bản, người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những người am hiểu về phong tục tập quán của đồng bào, có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng dân cư. Họ có khả năng lôi cuốn, tác động, chi phối, tập hợp đồng bào thông qua lời nói và việc làm. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng làm cầu nối đưa chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc. Đồng thời, thông qua Bí thư chi bộ, Trưởng bản, người có uy tín, cấp ủy, chính quyền cũng kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào gửi tới Đảng, Nhà nước, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Bí thư chi bộ, kiêm trưởng Khu phố 2 Thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát cho biết: "Chúng tôi luôn bám sát nghị quyết của cấp trên để tuyền đến Nhân dân, chia thành 9 tổ, cử 3 đảng viên phụ trách 1 tổ. Đổi lại thì được người dân tin tưởng, họ sẽ cung cấp cho chúng tôi những thông tin họ cần".
Trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và phát triển Đảng viên cũng có vai trò quan trọng của Bí thư chi bộ, Trưởng bản và người có uy tín. Ở huyện Mường Lát, đa số các đảng viên người dân tộc thiểu số được kết nạp vào Đảng là người tại chỗ, trưởng thành từ các phong trào ở cơ sở nên sâu sát thực tế, gần gũi, gắn bó, hiểu rõ tâm tư của bà con. Để phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ mạnh, nhiều người có uy tín và Bí thư các chi bộ, Trưởng bản cũng rà soát nguồn phát triển Đảng, lựa chọn những nhân tố tích cực tham gia các hoạt động xã hội để dìu dắt, bồi dưỡng cho Đảng. Tại Chi bộ khu phố Chiềng Cồng, thị trấn Mường Lát, nhờ có sự quan tâm, vận động sát sao của Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Vi Văn Cồng từ chỗ chỉ có 7 đảng viên khi mới thành lập, đến nay, chi bộ đã có 28 đảng viên. Riêng trong năm nay, chi bộ đã kết nạp thêm được 1 đảng viên mới và cử 2 quần chúng đi học lớp nhận thức về đảng.
Xác định vai trò quan trọng của các Bí thư chi bộ, Trưởng bản, người có uy tín nên cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Mường Lát thường xuyên quan tâm, hướng dẫn họ tham gia phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với người dân, tham gia giải quyết các tranh chấp.... tham gia nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trên địa bàn và thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện Mường Lát cũng đã triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với đội ngũ Bí thư chi bộ, Trưởng bản và người có uy tín theo quy định, đồng thời tạo điều kiện để họ phát huy vai trò trong cộng đồng thôn, bản, khu dân cư. Từ đó không ngừng phát hiện, nhân rộng và phát huy tốt vai trò của Bí thư chi bộ, Trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh của địa phương.
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Còn nhiều khó khăn tạo sức nặng lên mỗi Bí thư chi bộ, Trưởng bản và người có uy tín ở vùng biên nhưng với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy cơ sở, vai trò của các chi bộ Đảng ở các bản làng đang từng bước được củng cố. Đời sống tinh thần, vật chất của người dân không ngừng được nâng cao, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng được giữ vững. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với người dân nhanh chóng hơn. Huyện Mường Lát đã xóa đi được nhiều tập tục lạc hậu, phát huy được những giá trị tốt đẹp, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân để họ phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo. Thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của những Bí thư chi bộ, Trưởng bản, người có uy tín đã và đang thầm lặng đóng góp, cống hiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ thực sự là những ngọn lửa luôn toả sáng trên mọi mặt trận của đời sống xã hội, là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.