ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chăn nuôi gia súc hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân miền núi

Với nhiều lợi thế về chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên, chăn nuôi gia súc ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang là hướng đi mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Tiến Dũng – Văn Lộc

06/02/2024 10:07

Gia đình bà Trần Thị Tuyết, ở bản Khằm 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát nuôi 18 con bò. Bên cạnh việc chăn thả tự nhiên, hàng ngày bà Tuyết còn tận dụng nguồn thức ăn từ đồi rừng để chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò. Bà Tuyết cho biết, từ chăn nuôi bò, mỗi năm mang lại nguồn thu nhập cho gia đình từ 50 đến 60 triệu đồng.

Chăn nuôi gia súc hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân miền núi- Ảnh 1.

Huyện Mường Lát hiện có trên 22.000 con trâu bò. Là một huyện miền núi cao, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn, chăn nuôi gia súc đang trở thành hướng đi mang lại hiệu quả cho nhiều người dân. Cũng nhờ chăn nuôi gia súc, nhiều hộ dân đã xóa được đói, giảm được nghèo. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mường Lát còn 39,34%, giảm 8,4% so với năm 2022.

Chăn nuôi gia súc hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân miền núi- Ảnh 2.

Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết, xã Mường Chanh có diện tích lớn, rất thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Hiện nay, với tổng đàn gia súc trên 3.500 con với 300 hộ gia đình chăn nuôi đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian tới, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực con người, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp cho công tác phát triển chăn nuôi, theo đó địa phương sẽ thực hiện tốt công tác quy hoạch tạo vùng chăn nuôi với quy mô và tiếp tục công tác phòng tránh dịch bệnh.

Chăn nuôi gia súc hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân miền núi- Ảnh 3.

Trong những năm qua, các huyện miền núi ở Thanh Hóa đã khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại, tập trung cải tạo đàn bò để tăng giá trị kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để phát triển đàn trâu, bò. Đến nay đàn trâu bò ở các huyện miền núi Thanh Hóa luôn duy trì khoảng 180.000 con, chiếm 40% tổng đàn trâu bò toàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân trên địa bàn miền núi đã thoát nghèo và có sinh kế bền vững từ chăn nuôi gia súc.

Chăn nuôi gia súc hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân miền núi- Ảnh 4.

Ông Lò Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết cùng với việc phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn xã đã góp phần giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Chăn nuôi gia súc hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân miền núi- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian qua, huyện Bá Thước đã tập trung phát triển đàn trâu bò. Hiện tại, tổng đàn trâu, bò của huyện trên 30.000 con, với tiềm năng như vậy thì vai trò của việc phát triển chăn nuôi trâu, bò rất lớn đối việc phát triển giá trị trong sản xuất chăn nuôi, cũng như phát triển kinh tế của huyện nói chung.

Với điều kiện tự nhiên, đất đai thuận lợi, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia súc đã được khẳng định. Đây sẽ là hướng giúp người dân khu vực miền núi Thanh Hóa có hướng phát triển kinh tế hiệu quả.


Nguồn: Bản tin THNM/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

16:03 , 03/05/2024

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 545 triệu USD, tăng gần 16%.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.