ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chỉ một lon nước ngọt mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ chết do bệnh tim

Uống chỉ một lon nước ngọt mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và thậm chí cả ung thư.

21/03/2019 08:48

Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy việc uống chỉ một đến hai lon nước ngọt có ga, nước trái cây hoặc nước tăng lực mỗi ngày làm tăng 31% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Và nó cũng làm tăng hơn 1/5 nguy cơ chết sớm do mọi nguyên nhân - bao gồm cả ung thư.

Việc thay nước ngọt có ga bằng đồ uống “ăn kiêng” làm giảm nguy cơ chết sớm. Tuy nhiên, nguy cơ tăng trở lại nếu bạn uống hơn bốn lon nước “ăn kiêng” mỗi ngày.

 

nuoc ngot.jpg

Nước ngọt làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và cả ung thư.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của đồ uống có ga ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong, các nhà nghiên cứu của Trường y T.H. Chan Harvard đã phân tích 80.647 phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe Y tá năm 1980 đến 2014 và 37.716 nam giới từ Nghiên cứu Theo dõi Sức khỏe Thầy thuốc năm 1986 đến 2014.

Tất cả những người tham gia được hỏi về sức khỏe và thói quen lối sống hai năm một lần.

Kết quả - được công bố trên tạp chí Circulation – cho thấy so với những người uống nước ngọt ít hơn một lần mỗi tháng, những người uống hai hoặc nhiều hơn mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 31%.

Và mỗi lon nước ngọt có ga hoặc đồ uống có đường khác có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn 10%.

Bên cạnh bệnh tim, uống từ hai lon nước ngọt mỗi ngày làm tăng 21% nguy cơ tử vong sớm do moi nguyên nhân, so với những người uống nước ngọt có đường dưới một lần mỗi tháng.

Và việc uống một hoặc hai đồ uống có đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ ​​14%, hai hoặc sáu mỗi tuần nguy cơ tăng 6%, và một đến bốn mỗi tháng làm nguy cơ tăng 1%.

Có "nguy cơ vừa phải" giữa uống nước ngọt và tử vong sớm do ung thư.

“Những phát hiện này phù hợp với tác động bất lợi đã biết của lượng đường cao đối với các yếu tố nguy cơ chuyển hóa', TS. Walter Willett, giảng viên dịch tễ học và dinh dưỡng tại Harvard, cho biết.

'Và bằng chứng mạnh mẽ rằng uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, mà bản thân bệnh này là một yếu tố nguy cơ chính gây tử vong sớm.

“Kết quả càng ủng hộ các chính sách nhằm hạn chế tiếp thị đồ uống có đường cho trẻ em và thanh thiếu niên và áp thuế nước ngọt vì giá hiện tại của đồ uống có đường không bao gồm chi phí cao để điều trị hậu quả.”

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có ga là nguồn đường phụ gia lớn nhất trong chế độ ăn uống của người Mỹ.

Nước ngọt có ga thường là thủ phạm khiến mọi người vượt quá khuyến nghị của Mỹ về không quá 10% lượng calo hàng ngày đến từ đường.

Tại sao bạn phải uống nước?

Nước chiếm khoảng 60% cơ thể, bao gồm 90% máu của chúng ta là nước.

Đó là lý do tại sao nước là thiết yếu để hầu hết mọi chức năng cơ thể hoạt động hiệu quả và trơn tru.

Chưa có sự thống nhất về lượng nước cần uống mỗi ngày, nhưng nhìn chung mọi người đều đồng ý rằng tám ly nước mỗi ngày là hợp lý.

Một vài lý do tại sao nước là thiết yếu

1. Cho đôi mắt sáng và trái tim trọn vẹn

Nước bôi trơn mắt để giữ ẩm và giúp cho thị lực. Nó cũng bơm oxy đi khắp cơ thể, là chìa khóa cho sức khỏe của tim.

2. Để cử động uyển chuyển

Sụn ​chứa 80% là nước. Những người uông nước ngọt có ga thay cho nước có nguy cơ đau khớp và chấn thương cao hơn.

3. Để suy nghĩ rõ ràng

Não thường xuyên sử dụng một lượng nước nhất định và khi bị mất nước, chúng ta bị chóng mặt, suy nghĩ chậm chạp, và phản ứng chậm hơn.

4. Để tiêu hóa thức ăn

Nước giống như xăng cho đường ruột. Không có nước, chất thải sẽ không phân hủy đúng cách, dạ dày có thể chứa đầy axit, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, ung thư đại tràng, ợ nóng, táo bón và rối loạn chuyển hóa.

5. Kiểm soát huyết áp

Khi máu thiếu nước, nó đặc lại, làm tăng huyết áp.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ uống nước ngọt có ga?

1. Sâu răng

Nước rất cần thiết để rửa sạch vi khuẩn ra khỏi miệng. Nước ngọt có ga làm rất tốt việc tăng mảng bám răng.

2. Mất nước

Hầu hết nước ngọt có ga có caffein, một chất lợi tiểu và gây mất nước.

Vì đó là chất lợi tiểu, nên bạn sẽ cần đi vệ sinh nhiều hơn khi uống nước, điều này cũng làm tăng tình trạng mất nước.

3. Thành tích thể thao kém hơn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy mất nước và mất chất lỏng làm giảm hiệu suất trong bất kỳ hoạt động thể chất nào kéo dài hơn 30 phút.

4. Tăng cân

Ngay cả nước ngọt có hàm lượng calo thấp cũng không giống như nước khi nói đến calo. Ví dụ, hai lon Coke, sẽ thêm 300 calo vào tổng lượng calo hàng ngày của bạn. Ngay cả Diet Coke (Coca “ăn kiêng”), với lượng calo bằng không, vẫn ảnh hưởng đến cân nặng vì đường thay thế, aspartame, đã được chứng minh là làm hại cho quá trình trao đổi chất.

Cẩm Tú/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phòng ngừa trẻ mắc bệnh thủy đậu trong thời điểm giao mùa

Phòng ngừa trẻ mắc bệnh thủy đậu trong thời điểm giao mùa

08:43 , 16/05/2024

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, dễ bùng phát thành dịch bệnh và thường xuất hiện vào mùa Xuân - Hè. Do đó, người dân cần đặc biệt lưu ý bệnh thủy đậu do có nhiều nguy cơ biến chứng nếu không được chữa trị đúng cách, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

08:25 , 16/05/2024

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Hơn 120.000 người Việt Nam tử vong vì ung thư mỗi năm

Hơn 120.000 người Việt Nam tử vong vì ung thư mỗi năm

08:15 , 16/05/2024

Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu, căn bệnh ung thư khiến hơn 120.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm, là tỷ lệ cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

10:13 , 15/05/2024

Bộ Y tế vừa công bố cấp mới, gia hạn hơn 500 biệt dược gốc, thuốc để đấu thầu, trong đó có 414 thuốc sản xuất trong nước đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 3 năm.

Những thực phẩm giúp phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu

Những thực phẩm giúp phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu

10:34 , 14/05/2024

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng bệnh và cải thiện tình trạng bệnh bằng những thực phẩm rất dễ tìm.

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ thẩm mỹ

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ thẩm mỹ

10:24 , 14/05/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh.

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng

08:56 , 13/05/2024

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tình hình sử dụng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 4 tháng đầu năm 2024 của cả nước tăng cao bất thường so với cùng kỳ năm 2023.

Thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến

Thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến

08:17 , 13/05/2024

Theo Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện trên 1.000 ca ghép tạng mỗi năm. Vấn đề đặt ra là dù nhu cầu ghép tạng rất lớn, song người đăng ký hiến tặng mô tạng sau chết não còn thấp gây nên tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến.

Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc người có công

Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc người có công

20:04 , 12/05/2024

Ngày 12/5 là Ngày Quốc tế điều dưỡng. Những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các điều dưỡng đã góp phần trao yêu thương và đồng hành cùng người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

19:48 , 11/05/2024

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 đang được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đang được các lực lượng chức năng thực hiện có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt chú trọng khâu kiểm soát an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.