Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão
Sau mưa lớn gây ngập úng và sạt lở đất, vấn đề cần quan tâm là nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước tình hình đó, ngành y tế Thanh Hoá đã chủ động phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện, vật tư để thích ứng với các tình huống có thể xảy ra.
Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành là một điểm nóng về mưa lũ, ngập lụt. Trạm y tế thị trấn luôn chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc liên quan đến các bệnh thường gặp sau mưa bão như tiêu chảy, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết để phòng chống dịch bệnh. Trạm đã thành lập đội phòng chống dịch, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân khu vực bị ngập lụt cách phòng chống bệnh dịch, xử lí nguồn nước. Bác sĩ Lê Văn Thịnh, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trạm có phương án là nước rút đến đâu, cử cán bộ, nhân viên đến khu phố, đến từng hộ dân làm vệ sinh môi trường, trong đó, khử khuẩn giếng nước, nắm bắt một số dịch bệnh phát sinh sau mưa bão".
Bác sĩ CKII Đặng Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trung tâm y tế đã chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, hoá chất và nhân lực để sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch bệnh và thanh khiết môi trường, tại các trạm y tế cũng đã chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là tại các trạm hay bị ngập lụt".
Mưa bão gây ngập úng trên diện rộng làm tăng nguy cơ bùng phát và lây lan các bệnh như tiêu chảy, tay chân miệng, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết; các bệnh lây truyền qua nguồn nước hoặc từ động vật. Để chủ động ứng phó, các trung tâm y tế trên địa bàn Thanh Hóa đã chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, cơ số thuốc, vật tư y tế; thành lập các tổ cấp cứu, tổ xử lý dịch, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh. Tại các địa phương có địa bàn trũng thấp, nguy cơ ngập lụt cao, các đơn vị y tế phối hợp với chính quyền địa phương đến từng hộ dân tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống một số bệnh dịch thường gặp trong mùa mưa bão.
Ông Trịnh Hồng Trầm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Địa phương đã chủ động hoàn toàn, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức về các bệnh thường gặp như đau mắt đỏ, bệnh về tiêu hoá. Cử cán bộ chuyên môn cùng nhân viên y tế xuống trực tiếp từng hộ dân hướng dẫn phun khử khuẩn".
Cùng với sự nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng, để không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trong mùa mưa bão, người dân cần chủ động tự bảo vệ sức khỏe của bản thân; trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh môi trường sống nhằm hạn chế các dịch bệnh truyền nhiễm.
Không lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng chỉ định, nhóm thuốc này có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì tác hại để lại vô cùng lớn.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế.
Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ
Những năm gần đây, nhiều bệnh lý về mắt có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông năm 2024. Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ trời rét; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 15-18 độ C. Sau đây là một số lưu ý để giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm.
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Trời rét, gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Thanh Hóa đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác dân số
Theo Chi cục Dân số Thanh Hóa, những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số nhanh trên toàn tỉnh cơ bản được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số ngày càng nâng cao.
Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1.
Thanh Hóa: Bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ đợt 2 năm 2024
Tỉnh Thanh Hóa vừa đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24- 60 tháng tuổi đợt 2 năm 2024 tại 27 huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh.
15% số ca đột quỵ tại Việt Nam là người trẻ
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, chiếm từ 10 - 15% tổng số ca.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.