ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chia sẻ báo cáo đặc biệt về biến đổi khí hậu

Báo cáo đặc biệt của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) về tác động khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,50c và các vấn đề liên quan đến phát thải khí nhà kính toàn cầu được chia sẻ tại Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu.

10/10/2018 16:22

 

Việt Nam luôn chủ động thực hiện những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam luôn chủ động thực hiện những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sáng 10/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) tổ chức Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu. Hơn 200 nhà quản lý, hoạch định chính sách, đại diện các đối tác phát triển, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội đã cùng thảo luận về các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, giao thông, y tế…

Tại Hội nghị, thông tin về Báo cáo đặc biệt của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) về tác động khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,50c và các vấn đề liên quan đến phát thải khí nhà kính toàn cầu (gọi tắt là Báo cáo 1,50c) đã được chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn chủ động và tích cực thực hiện các cam kết quốc tế và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với việc phê duyệt Thoả thuận Paris, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trọng tâm tập trung vào việc thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác, kết nối với các đối tác phát triển, cộng đồng khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho sự nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

IPCC là cơ quan toàn cầu đánh giá về khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu. Tại COP21, IPCC được giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo 1,50C để các quốc gia xem xét tại Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP24) được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 12 năm nay. Báo cáo vừa được đại diện các quốc gia thảo luận tại Hàn Quốc, từ ngày 2 đến ngày 5/10/2018.

"Việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu lên 1,5ºC sẽ đòi hỏi những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong tất cả các khía cạnh của xã hội", Chủ tịch IPCC Hoesung Lee cho biết. Theo ông Hoesung Lee, lợi ích rõ ràng đối với người dân và hệ sinh thái tự nhiên, việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5ºC so với 2ºC có thể đi đôi với việc đảm bảo một xã hội bền vững và công bằng hơn.

Theo báo cáo, việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,50C so với 20C sẽ giảm tác động đến hệ sinh thái, sức khỏe con người để dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Bà Caitlin Wiesen - Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam cho biết "UNDP có quan hệ đối tác mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng khả năng chống chịu cho các cộng đồng có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số và các vùng bị ảnh hưởng như vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long”. Bà Caitlin Wiesen cho rằng, Việt Nam chắc chắn có thể đạt được những kết quả tích cực trên con đường phát triển carbon thấp và chống chịu khí hậu, hưởng lợi từ sự tương tác giữa đổi mới công nghệ nhanh chóng, đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững và tăng năng suất tài nguyên.

Báo cáo nêu bật một số tác động của biến đổi khí hậu có thể tránh được bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu 1.50C so với 20C, hoặc nhiều hơn. Ví dụ, đến năm 2100, mực nước biển dâng toàn cầu sẽ thấp hơn 10 cm với sự nóng lên toàn cầu là 1,50C so với 20C. Khả năng xảy ra băng tan ở Bắc Băng Dương trong mùa hè sẽ chỉ có một lần trong mỗi thế kỷ với sự nóng lên toàn cầu là 1,50C. Băng tan sẽ xảy ra ít nhất một lần mỗi thập kỷ với mức tăng nhiệt độ là 20C. Rạn san hô sẽ giảm 70 - 90% khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1.50C, trong khi hầu như tất cả (> 99%) sẽ bị mất đi khi nhiệt độ tăng 20C.

Cùng ngày hôm nay (10/10), hội thảo khoa học về chống chịu với khí hậu và phát triển carbon thấp và cuộc tọa đàm trao đổi với sinh viên về biến đổi khí hậu cũng được tổ chức tại Hà Nội.

Thu Cúc/ Báo Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

18:02 , 25/05/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ 7 giờ ngày 24/5 đến 7 giờ ngày 25/5, khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Sáng 25/5, Trung tâm tiếp tục phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên khu vực các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình.

Cần chấn chỉnh tình trạng phơi lúa, rơm rạ trên đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Cần chấn chỉnh tình trạng phơi lúa, rơm rạ trên đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

09:45 , 25/05/2025

Những ngày này, đang vào vụ thu hoạch lúa, tình trạng người dân chiếm dụng lòng, lề đường để phơi rơm rạ và vận hành máy tuốt lúa ven đường diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đang phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên tuyền và giải toả các điểm phơi lúa rơm rạ trên các tuyến đường.

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn liên tiếp tai nạn, từ va chạm liên hoàn đến lật xe

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn liên tiếp tai nạn, từ va chạm liên hoàn đến lật xe

09:27 , 25/05/2025

Chỉ trong chiều 23/5, tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình - Cao Bồ - Mai Sơn liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn giao thông, từ va chạm liên hoàn đến xe lật chắn ngang đường gây ùn tắc.

Lộ trình xử lý đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy

Lộ trình xử lý đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy

09:17 , 25/05/2025

Nghị định số 105 vừa được Chính phủ ban hành, quy định rõ lộ trình xử lý đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có hiệu lực.

Huyện Cẩm Thủy hoàn thành các dự án kè sạt lở sông Mã đúng kế hoạch

Huyện Cẩm Thủy hoàn thành các dự án kè sạt lở sông Mã đúng kế hoạch

08:46 , 25/05/2025

Tại huyện Cẩm Thủy, một số đoạn bãi sông Mã bị sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân đang được đầu tư kinh phí xây dựng công trình kè bãi sông. Theo hợp đồng, thời gian hoàn thành các dự án này là đến hết năm 2025. Tuy nhiên các nhà thầu đang phấn đấu rút ngắn thời gian thi công so với hợp đồng từ 2 đến 3 tháng.

Người dân xã Lương Trung, huyện Bá Thước mong mỏi một cây cầu

Người dân xã Lương Trung, huyện Bá Thước mong mỏi một cây cầu

20:15 , 24/05/2025

Sáng ngày 23/5 đã xảy ra vụ lật đò trên sông Mã, đoạn qua xã Lương Trung, huyện Bá Thước, trên đò đang chở 10 học sinh. Rất may, vụ lật đò không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, vụ việc khiến người dân nơi đây càng thêm bất an và mong mỏi sớm có một cây cầu nối 2 bờ sông.

Tăng cường công tác phòng, chống hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh

Tăng cường công tác phòng, chống hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh

18:00 , 24/05/2025

Theo báo cáo của Công an tỉnh, hiện vẫn còn nhiều trường hợp đang cư trú, lao động trái phép tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, tiềm ẩn nhiều rủi ro về công tác an ninh và ảnh hưởng đến chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Để chủ động phòng ngừa, kiểm soát tốt công tác xuất, nhập cảnh trái phép và ốn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Từ đêm 24/5 - 25/5, Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông

Từ đêm 24/5 - 25/5, Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông

16:10 , 24/05/2025

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, do chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa tăng cường kết hợp với hội tụ gió trên cao. Từ đêm 24/5 đến đêm ngày 25/5, khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to và dông.

Tăng cường năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

Tăng cường năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

16:05 , 24/05/2025

Chiều ngày 23/5, Ủy ban Nhân dân huyện Bá Thước phối hợp với Tổ chức GRET của Pháp giới thiệu Dự án “Tăng cường năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước”.

Chương trình đồng hành cùng ngư dân nghèo

Chương trình đồng hành cùng ngư dân nghèo

16:01 , 24/05/2025

Chiều ngày 23/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ sinh kế và kinh phí xây nhà 1 lần cho các hộ ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thuộc chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn”.