ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chính quyền Biden phát tín hiệu siết hợp tác với Nhật đối phó Trung Quốc

Nhật Bản được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm tập hợp đồng minh của Mỹ để đối phó với Trung Quốc.

28/01/2021 08:01
Chính quyền Biden phát tín hiệu siết hợp tác với Nhật đối phó Trung Quốc - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (Ảnh: Getty)

Trong một động thái khiến các nhà lập pháp Trung Quốc lo ngại, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc trao đổi đầu tiên của ông với người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi để tái khẳng định cam kết của Washington đối với quan hệ đối tác Mỹ - Nhật.

Ông chủ Lầu Năm Góc hối thúc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản "tăng cường sự đóng góp của Nhật Bản vào vai trò mà liên minh (Mỹ - Nhật) vẫn đang thực hiện nhằm đảm bảo an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Chính quyền tân Tổng thống Joe Biden đang tìm cách thiết lập lại các liên minh của Mỹ, sau khi các mối quan hệ này bị rạn nứt dưới thời Tổng thống Donald Trump do chính sách "Nước Mỹ là trên hết".

Benoit Hardy-Chartrand, chuyên gia về Đông Á ở Tokyo, cho rằng Nhật Bản đóng vai trò "chủ đạo" trong liên minh của Mỹ, dù chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Joe Biden vẫn chưa được xác định.

"Tổng thống Biden, và cả ứng viên Ngoại trưởng do ông đề cử, Anthony Blinken, đều nói rõ rằng việc củng cố các liên minh của Washington trong khu vực sẽ là ưu tiên hàng đầu của Mỹ", ông Benoit cho biết.

"Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ rất vui khi được đáp lại (đề xuất từ Mỹ), vì ông từng cam kết sẽ duy trì các định hướng chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Shinzo Abe. Dưới sự lãnh đạo của ông Abe, Nhật Bản đã củng cố vai trò của mình trong liên minh với Mỹ và trở thành một bên tham gia nhiều hơn vào an ninh khu vực", chuyên gia Benoit nhận định.

Hợp tác với các nước

Nhật Bản, quốc gia vốn coi Trung Quốc là "đối thủ" lớn, vẫn luôn cẩn trọng và từng bước hối thúc các nước có cùng lập trường tập hợp lại để đối phó với tầm ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Tháng 9/2020, Nhật Bản và Ấn Độ ký thỏa thuận cho phép sử dụng căn cứ quân sự của nhau để hỗ trợ hậu cần. Vài tuần sau đó, ông Suga đã "tranh thủ" chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng để đưa ra cam kết an ninh và kinh tế mạnh mẽ hơn với các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia.

Vào tháng 11, Nhật Bản ký thỏa thuận với Australia, cho phép lực lượng vũ trang hai nước tiến hành các cuộc tập trận chung, viếng thăm lẫn nhau và thực hiện các chiến dịch quân sự chung.

Cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản có thể khiến Bắc Kinh lo ngại khi đề xuất với người đồng cấp Đức Annegret Kramp-Karrenbauer về việc đưa tàu chiến tới Đông Á. Tàu chiến Đức có thể tới Biển Đông - nơi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi pháp.

Tuần trước, Nhật Bản cùng Mỹ và các đồng minh của Washington, gồm Australia, Anh, Đức, Pháp đã gửi công hàm ngoại giao lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời lên án việc Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải và hàng không ở khu vực này.

Công hàm được xem là động thái cứng rắn hiếm thấy của Nhật Bản. Mặc dù trước đây Nhật Bản từng kêu gọi Trung Quốc công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về Biển Đông, nhưng hiếm khi Nhật Bản công khai chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở vùng biển này.

"Tokyo coi việc tự do đi lại và ổn định hàng hải đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của nước này. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng so sánh cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Biển Đông và Hoa Đông - nơi Nhật Bản và Trung Quốc vướng vào tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư", chuyên gia Benoit nhận định.

Thế khó của Nhật Bản

 

Chính quyền Biden phát tín hiệu siết hợp tác với Nhật đối phó Trung Quốc - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trực thăng MH-60R Sea Hawk của Mỹ bay gần tàu khu trục JS Sazanami của Nhật Bản trong cuộc tập trận tại biển Hoa Đông năm 2017. (Ảnh: US Navy)

Theo chuyên gia Benoit, lợi ích của Nhật Bản ở biển Hoa Đông khiến nước này không muốn gây sức ép quá mạnh với Trung Quốc trong vấn đề này.

"Nhật Bản sẽ duy trì sự hiện diện ở Biển Đông, nhưng có lẽ vẫn cẩn trọng để tránh phản ứng cứng rắn từ Trung Quốc, vì điều đó có thể ảnh hưởng tới tranh chấp lãnh thổ của họ ở biển Hoa Đông", ông Benoit cho biết.

Yoichiro Sato, giáo sư chuyên về an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản), nhận định Nhật Bản có thể lo ngại rằng sự tham gia của nước này ở Biển Đông sẽ vấp phải sự trả đũa từ Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Chen Xiangmiao, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải (Trung Quốc), cho rằng Nhật Bản là một phần quan trọng trong nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy mạng lưới liên minh đối phó Trung Quốc.

"Điều đó bao gồm sự hợp tác lớn hơn trên nhiều mặt trận, từ quân sự, ngoại giao, pháp lý, chính trị, cũng như dư luận, để phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong chính sách Biển Đông của nước này", ông Chen cho biết.

Theo Lam Peng Er, nhà nghiên cứu tại Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Nhật Bản cũng lo ngại rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông.

"Trung Quốc đã từng làm như vậy ở biển Hoa Đông, nhưng nếu Trung Quốc thiết lập ở Biển Đông, Nhật Bản sẽ rất lo ngại", ông Lam nhận định.

Nhật Bản vẫn đẩy mạnh quan hệ với các nước có tranh chấp ở Biển Đông. Philippines đã nhận được các tàu hải cảnh và hệ thống radar từ Nhật Bản. Các tàu Nhật Bản cũng tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông với Mỹ và Philippines.

Chuyên gia Lam cho biết, mặc dù Nhật Bản thắt chặt quan hệ với các bên tranh chấp trên Biển Đông, nhưng nước này cũng bị hạn chế trong việc tiến hành các hoạt động quân sự theo quy định của hiến pháp.

Theo ông Lam, có sự khác biệt rõ rệt giữa Nhật Bản và Mỹ trong cách tiếp cận với khu vực.

"Lập trường của Nhật Bản về Ấn Độ - Thái Bình Dương tập trung vào hợp tác kinh tế và ngoại giao đa phương theo trật tự dựa trên luật lệ, còn chiến lược của Mỹ nhấn mạnh sự cân bằng quyền lực nhằm chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy", chuyên gia Lam cho biết.

Thành Đạt/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.