Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2025
Sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn; chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2025.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2025
Sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn từ 1/6
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025, trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn.
Theo quy định mới, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan…
Chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức
Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2025/NĐ-CP ngày 25/4/2025 quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp.
Cụ thể, đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định quy định trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở xuống hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được hưởng chế độ, chính sách, gồm: Xếp lương vào bậc 1, hệ số lương 8,80 của Bảng lương chuyên gia cao cấp; được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến 1,25 được hưởng chế độ, chính sách, gồm: Xếp lương vào bậc 2, hệ số lương 9,40 của Bảng lương chuyên gia cao cấp; được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Thứ trưởng.
Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,30 trở lên được hưởng chế độ, chính sách, gồm: Xếp lương vào bậc 3, hệ số lương 10,0 của Bảng lương chuyên gia cao cấp; được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Bộ trưởng.
Nghị định số 92/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/6/2025.
Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Ngày 26/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 93/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/6/2025 quy định có 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định 19 hành vi vi phạm). Cụ thể:
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
5. Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.
7. Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
8. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
9. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục (trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 7, 8 và 10 Điều này), không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.
10. Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
12. Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính hoặc không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm.
13. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
14. Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.
15. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
17. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
18. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.
19. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
20. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thay đổi điều kiện mở sân bay chuyên dùng từ ngày 23/6/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2025/NĐ-CP ngày 9/5/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam và Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.
Trong đó, Nghị định số 101/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Nghị định số 42/2016/NĐ-CP về điều kiện mở sân bay chuyên dùng:
- Phục vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, xã hội;
- Phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý tĩnh không, quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên nước, khu vực mặt nước, mặt biển, quản lý vùng trời, khu cấm bay, khu hạn chế bay;
- Chủ sở hữu sân bay đã được cấp Giấy chứng nhận và Giấy đăng ký khai thác sân bay chuyên dùng đối với sân bay đề nghị mở phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại.
Các quy định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 23/6/2025.
Thanh tra Chính phủ thực hiện cơ cấu tổ chức mới từ 1/6/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2025/NĐ-CP ngày 20/5/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
Theo quy định, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ gồm 22 đơn vị trong đó 20 đơn vị hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 2 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Nghị định số 109/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025.
Từ 16/6/2025, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mở một tài khoản đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-NHNN ngày 29/4/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên được mở thêm tài khoản đầu tư gián tiếp tương ứng với các mã số giao dịch chứng khoán được cấp, trong đó mỗi danh mục đầu tư lưu ký tại một ngân hàng lưu ký đã được cấp 1 mã số giao dịch chứng khoán thì được mở 1 tài khoản đầu tư gián tiếp tương ứng.
Quy định trên có hiệu từ ngày 16/6/2025.
https://baochinhphu.vn/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-6-2025-102250531232407142.htm

Đại hội Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 11/7, Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Bí thư Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh; Nguyễn Ngọc Tiến, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
Chiều 11/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá. Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hội nghị Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá
Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 4, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Đảng bộ xã Bát Mọt trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025
Sáng ngày 10/7 Đảng bộ xã Bát Mọt tổ chức trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho 2 đảng viên thuộc Đảng bộ xã.

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Vĩnh Lộc nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng ngày 10/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh Lộc đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029 để công bố các Quyết định về tổ chức và thông qua dự thảo Quy chế làm việc, chương trình phối hợp thống nhất hành động 6 tháng cuối năm 2025.

Sơ kết công tác ngành Nội chính Đảng 6 tháng đầu năm 2025
Sáng ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của Tổng bí thư Tô Lâm về công tác Nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến điểm cầu tại 34 tỉnh thành trong cả nước. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương cùng các đồng chí Phó trưởng ban Nội chính Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung ương. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hoá chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan trong khối Nội chính cấp tỉnh.

Quyết tâm xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá trở thành trường kiểu mẫu
Với tư duy, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đúng đắn, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, được đánh giá là một trong những trường đảng dẫn đầu cả nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng văn hoá trường đảng.

Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025
Chiều ngày 10/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025. Dự họp báo có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các ban, sở, ngành và đại diện các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Phiên họp Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 7
Sáng ngày 10/7, UBND tỉnh tổ chức phiên họp chuyên đề để nghe và cho ý kiến vào một số tờ trình đề nghị HĐND tỉnh xem xét, quyết định trong kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

Đại hội Đảng bộ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Sáng ngày 10/7, Đảng bộ Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có các đồng chí: Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, cùng toàn thể Đảng viên trong đảng bộ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.