Chủ động các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
Hiện nay, thời tiết mưa, lạnh, độ ẩm không khí cao là điều kiện để dịch cúm gia cầm xâm nhập và bùng phát nếu chính quyền địa phương và người chăn nuôi không thực hiện các biện pháp phòng dịch quyết liệt, đồng bộ.
Gia đình ông Lê Văn Sơn ở xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa nuôi trên 4.000 con gà đẻ trứng. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình và nếu để xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại sẽ rất lớn. Vì vậy, gia đình ông đã thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.
Ông Lê Văn Sơn, Xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho bết: "Thực tế gia đình làm trang trại, cái tiêu độc khử trùng tôi phải định kỳ rồi. Hàng tháng phải 3 lần, 4 lần phun thuốc định kỳ tiêu độc khử trùng. Bởi vì cái này về chăn nuôi phải nghiêm túc, ví dụ như trang trại tôi là tất cả cửa vào trại là khác, cửa vào gia đình là khác. Nghiêm cấm việc người ngoài vào. Hầu như chỉ có người công nhân chăn nuôi. Có khi tuần phun 2 lần, 1 lần tùy theo thời tiết".

Sau Tết, tuy số lượng đàn gia cầm giảm nhưng hiện Thanh Hóa vẫn là tỉnh có tổng đàn gia cầm lớn. Đây cũng là thời điểm bà con tập trung tái đàn chăn nuôi sau tết. Việc vận chuyển, buôn bán giống gia cầm tăng cao, trong khi nền nhiệt độ vẫn còn thấp độ ẩm cao dễ tác động không tốt đến sức khỏe đàn vật nuôi. Đặc biệt là dịch cúm gia cầm dễ xâm nhập và lây lan vào địa bàn.
Ông Nguyễn Danh Hoàng, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiện nay dịch cúm gia cầm, chúng tôi nuôi thường xuyên thì bắt buộc chúng tôi phải tiêm và hiện nay nguồn vắc-xin chúng tôi cũng đang kết hợp và lấy qua trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Thanh. Cứ 1 năm chúng tôi làm đầy đủ hết các lịch tiêm vắc-xin và đồng thời cúm thì không bao giờ bỏ được. Và cũng đang lấy thường xuyên ở trung tâm dịch vụ để tiêm để phòng cho đàn gia cầm của mình".

Ông Lê Xuân Thịnh, Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình chúng tôi cũng thực hiện các biện pháp như phun sát trùng, khử trùng vệ sinh chuồng trại định kỳ cộng với việc xử lý men khử mùi. Đặc biệt trong thời tiết mưa ẩm như thế này không khí độ ẩm cao, tăng cường sử dụng men rất nhiều, định kỳ 1 đến 2 ngày cho 1 lần,...".
Với phương châm phòng là chính nên ngoài việc chăn nuôi an toàn sinh học, chăm sóc đàn gia cầm nhất là đàn gia cầm non mới nhập đàn, các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm việc tiêm phòng cho đợt 1 năm 2025 cho đàn gia súc, gia cầm và thực hiện hiệu quả tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nhằm tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó, người dân cần thực hiện theo khuyến cáo của Cục Y tế chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.