Dịch cúm gia cầm
Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm
Thông thường vào thời điểm cuối năm, lưu lượng vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm tăng cao. Đây là thời điểm dịch cúm gia cầm dễ lây lan và bùng phát mạnh. Cùng với đó, tỷ lệ lưu hành vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6 ở đàn vịt rất cao, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Do vậy, các địa phương, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm cuối năm
Thời điểm cuối năm, nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ gia súc gia cầm tăng, cùng với thời tiết giao mùa nên nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh là rất cao. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đang tích cực chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ tốt nhất cho đàn vật nuôi.
Kiểm tra việc nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm gia cầm trái phép qua biên giới
Ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới để ngăn chặn dịch bệnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra việc nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới tại huyện Quan Sơn.
Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có Công điện gửi Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Cần tăng cường phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước có 5 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 tỉnh. Một số loại dịch bệnh khác cũng diễn biến hết sức phức tạp.
Khẩn trương tổ chức tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát, chấn chỉnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Lực lượng thú y tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá, do tác động của thời tiết, từ những tháng đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn một số địa phương lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh và Ninh Bùnh đã xuất hiện dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò và tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm AH5N1, H5N6 từ các nước khác sang Việt Nam và vào Thanh Hoá cũng rất cao. Trước thực tế đó, cùng với chính quyền địa phương và các hộ chăn nuôi, lực lượng thú y trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống, không để dịch lây lan, bùng phát.
Tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm qua các chốt kiểm dịch
Để hạn chế sự lây lan, phát tán dịch cúm gia cầm A/H5N1 vào các địa phương trong tỉnh Thanh Hoá, nhiều biện pháp đã được các đơn vị chức năng liên quan tích cực triển khai, trong đó việc đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát và phun tiêu độc khử trùng tại 2 chốt kiểm dịch động vật liên tỉnh được đặc biệt quan tâm.
Tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm ở một số quốc gia lân cận, các đơn vị Bộ đội biên phòng Thanh Hoá trên tuyến biên giới đang phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn việc vận chuyển trái phép gia cầm và các sản phẩm từ thịt gia cầm từ Lào vào địa bàn tỉnh.
Nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống bệnh cúm lây sang người
Theo thông tin từ Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn xuất hiện tại nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa, thuận lợi cho virut cúm gia cầm phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người nếu chính quyền địa phương, người dân không nghiêm túc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch.
Khó khăn trong quản lý các cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phần lớn cơ sở giết mổ gia cầm đều nhỏ lẻ. Do vậy, công tác quản lý giết mổ gia cầm rất khó khăn, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm và gây mất an toàn thực phẩm.
Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm thời điểm cuối năm
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, từ kết quả giám sát năm 2022, tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn thủy cầm của tỉnh rất cao, lên tới trên 5%, trong đó bình quân chung của cả nước chỉ trên 2%. Vì vậy, nguy cơ những chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao như H5N1, H5N6, H5N8 và đặc biệt là chủng vi rút A/H7N9, H5N2, H5N5... xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh rất lớn, nếu các hộ chăn nuôi không chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa.
Vệ sinh khử trùng, tiêu độc để phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm trong vụ Đông Xuân, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi đang được chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện. Đây được xem là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả trên đàn gia súc, gia cầm.
Cần đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 năm 2022 cho đàn gia súc, gia cầm
Tỉnh Thanh Hóa triển khai tiêm phòng đợt 2 năm 2022 cho đàn vật nuôi từ đầu tháng 9. Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ tiêm phòng vẫn đạt thấp. Nếu ngành nông nghiệp, các địa phương không tập trung đẩy nhanh tiến độ, thì sẽ khó hoàn thành tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tháng 10.