Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới
Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.
Bà Lê Thị Thanh Tâm ở thành phố Thanh Hoá tuổi đã cao, có nhiều bệnh nền, sức khoẻ suy giảm. Đặc biệt, kể từ sau 2 lần mắc Covid -19, mỗi lần thời tiết thay đổi, bà rất hay bị bệnh về đường hô hấp. Với mong muốn bảo vệ sức khoẻ toàn diện, tránh chồng với bệnh nền gây nhập viện, tốn kém chi phí điều trị, nên ngay khi nghe nói Thanh Hoá đã có vaccine phế cầu 23 phòng được nhiều bệnh nền, bà đã đến trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine phòng bệnh.

Bà Lê Thị Thanh Tâm, Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trước đây tôi đã tiêm phế cầu 13 rồi, nhưng bây giờ nghe nói cái loại 23 tốt hơn nhiều, phòng được nhiều bệnh tật nên tôi đến đây để tiêm, phòng ngừa bệnh tật cho mình. Bây giờ lớn tuổi rồi, ốm đau con cái lo lắng. Tôi muốn giữ sức khoẻ cho tốt để con cháu yên tâm đi làm".
Hôm nay, chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh cũng đưa con trai hơn 10 tháng tuổi đi tiêm phòng với mong muốn bảo vệ con khỏi các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi.
Chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hôm nay tôi đưa bé đi tiêm phế cầu 13 để phòng viêm phổi cũng như các bệnh về đường hô hấp. Được các bác sĩ tư vấn, tôi được biết thêm về tác dụng của phế cầu 23 phòng được các bệnh về hô hấp cũng như về não cho trẻ. Sau này nếu con đủ tuổi, tôi cũng sẽ tiêm cho cháu".

Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết bởi bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn phế cầu có thể lây sang cho người khác qua giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh. Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân mắc các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra rất cao. Theo các chuyên gia y tế, hiện nay để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra, tiêm phòng vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất. Vaccine phế cầu hiện có 3 loại: vaccine phế cầu 10 dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trẻ dưới 6 tuổi, vaccine phế cầu 13 dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn, người già, người có bệnh nền. Đặc biệt, Bộ Y tế vừa cấp phép đưa vào sử dụng vaccine phế cầu 23 tại Việt Nam từ ngày 28/8 có đến 23 chủng phòng vi phuẩn phế cầu, trong đó có 11 chủng chưa có trong vaccine phế cầu 10 và 13, hiệu quả cao nhất đối với những người có hệ suy giảm miễn dịch giảm, người cao tuổi, người mắc cá bệnh lý nền, người có hệ hô hấp bị suy giảm do từng mắc Covid-19.


Bác sĩ Trịnh Như Lực, Phụ trách Y khoa, Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá
Bác sĩ Trịnh Như Lực, Phụ trách Y khoa, Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá chia sẻ: "Vaccine phế cầu 23 được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và không giới hạn tuổi ở người lớn. Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn tiêm một liều cơ bản. Người có nguy cơ cao mắc bệnh cần tiêm chủng lại sau liều cơ bản 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị".
Theo các chuyên gia y tế, vaccine phế cầu có tính miễn dịch cộng đồng khi tiêm đầy đủ cho trẻ em và người lớn. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao thì những người xung quanh cũng được bảo vệ. Việc có thêm một vaccine mới giúp trẻ em và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh nền phòng nhiều chủng vi khuẩn phế cầu hơn, góp phần hoàn thiện lá chắn miễn dịch trước các bệnh do phế cầu gây ra ngày càng nguy hiểg; đồng thời giảm thiểu tình trạng kháng nhiều loại thuốc kháng sinh của các loại vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng cao.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh
Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.