đường hô hấp
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới
Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.
Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi
Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.
Giám sát, kiểm soát lây nhiễm bệnh Bạch hầu tại các cơ sở khám chữa bệnh
Ca bệnh đầu tiên từ ổ dịch bệnh Bạch hầu tại huyện Mường Lát chưa xác định được nguồn lây, cho thấy tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường giám sát, kiểm soát lây nhiễm bệnh Bạch hầu tại đơn vị.
Cảnh giác với dịch bệnh ho gà
Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã xuất hiện các ca mắc, ổ dịch ho gà sau thời gian dài không ghi nhận ca bệnh. Theo các chuyên gia y tế, ho gà là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Cẩn trọng khi mắc bệnh cúm B
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca bệnh mắc cúm B, trong đó có những ca diễn biến nặng phải thở máy.
Cả nước ghi nhận gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà.
Bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm và cách phòng tránh
Trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, mưa phùn, các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Sau đây là một số căn bệnh dễ mắc phải khi thời tiết nồm ẩm.
50 bệnh, tình trạng bệnh được khám, chữa bệnh từ xa
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 30 quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Thông tư có hiệu lực từ tháng 1/2024.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2023-2024
Hiện nay, tại khu vực miền Bắc đang vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm. Thời gian tới là dịp Tết 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để tiếp tục chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông Xuân năm 2023-2024; triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 8147/BYT-DP ngày 22/12/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố như sau:
Không chủ quan với dịch COVID-19
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dịch COVID-19 trong nước vẫn đang được kiểm soát tốt, chưa ghi nhận biến thể mới. Tuy nhiên, cơ quan này khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch và các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, bởi thời điểm giao mùa Đông – Xuân rất dễ khởi phát bệnh, lây lan nhanh và có khả năng gây nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém.
Bệnh đường hô hấp và cúm A gia tăng
Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1). Tại nước ta, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ nhập viện do các bệnh lý hô hấp tăng mạnh.
Chủ động phòng ngừa bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là thời điểm virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh, khiến số ca nhiễm bệnh gia tăng. Vì vậy, chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cộng đồng.