Chủ động phòng ngừa bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là thời điểm virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh, khiến số ca nhiễm bệnh gia tăng. Vì vậy, chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cộng đồng.
Những ngày này, số bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp gia tăng mạnh. Các bệnh lý chủ yếu là: viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản… Những người mắc bệnh hô hấp mãn tính như: bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản… khi giao mùa sẽ bị dễ tái phát và nặng thêm.
2 tháng nay, bệnh nhân này thường xuyên phải nhập viện vì bệnh phổi tắc nghẽn. Khi thay đổi thời tiết, ông thường bị ho nhiều, tức ngực, khó thở… Mỗi lần như vậy, ông lại phải khăn gói vào viện để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Thời điểm giao mùa, các trường hợp có diễn tiến nặng như viêm phổi, suy hô hấp ở người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền cũng gia tăng. Bệnh nhân này năm nay 87 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, tức ngực, kém ăn, mất tỉnh táo. Các bác sỹ kết luận, bà bị viêm phổi nặng, kèm theo đó là suy tim, suy thận. Những trường hợp này thường có diễn biến nặng do không được phát hiện từ sớm và không được nhập viện điều trị kịp thời.
Bệnh viêm phổi đối với người cao tuổi, người nhiều bệnh nền có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Bác sỹ Lê Đình Phương, Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hà
Để hạn chế tối đa tác động xấu của các bệnh lây truyền đường hô hấp tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với những nhóm đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người mắc bệnh nền…. mỗi người cần chủ động phòng ngừa nhiễm bệnh. Theo các bác sĩ, những biện pháp dự phòng như: luôn giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, giữ tay luôn sạch sẽ… tuy đơn giản nhưng giúp phòng tránh bệnh về hệ hô hấp rất tốt. Bên cạnh đó, tiêm vaccine đủ và đúng liều cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả.
Đối với bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính như hen, COPD, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ để hạn chế bệnh tiến triển nặng.
Đặc biệt đối với trẻ em, khi trời trở lạnh, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho con, nhất là giữ ấm mặt, cổ, ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên tăng cường đề kháng, miễn dịch cho con bằng cách cho con ăn uống đúng giờ, đủ các chất gồm đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, đồng thời duy trì chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ đảm bảo khoa học.
Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh
Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.
Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp
Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.
Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành
Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới
Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.
Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường
Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi
Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.
Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão
Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.