Chủ động sản phẩm tham gia Chợ OCOP và ẩm thực Xứ Thanh năm 2024
Theo kế hoạch, Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Sầm Sơn trong tháng 7 sắp tới. Đây sẽ là cơ hội để các chủ thể sản xuất quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông sản an toàn và các món ẩm thực mang đậm bản sắc\văn hóa xứ Thanh. Vì vậy, hiện nay các chủ thể sản xuất đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng để tham gia sự kiện quan trọng này.
Từ 1 cơ sở sản xuất nhỏ, sau khi thành lập Công ty và xây dựng thành công sản phẩm OCOP, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hiện nay, trung bình mỗi tháng, Công ty TNHH nước mắm Cự Nham cung ứng ra thị trường khoảng 20 nghìn lít nước mắm và mắm các loại. Sản phẩm của Công ty có mặt ở 400 cửa hàng và 40 đại lý chính thức thuộc nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tại Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024, công ty đã đăng ký tham gia 2 gian hàng. Hiện nay, công ty đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng để trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ tại sự kiện.


Anh Thạch Văn Hiểu, Công ty TNHH Nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Anh Thạch Văn Hiểu, Công ty TNHH Nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sầm Sơn là 1 trong những điểm du khách đông, chúng tôi hi vọng sẽ được giao lưu, mở rộng khách hàng, và hội chợ lần này, hi vọng sẽ được kết nối nhiều hơn nữa".
Ngoài các sản phẩm nước mắm, các chủ thể OCOP tại huyện Quảng Xương còn đăng ký tham gia các gian hàng ẩm thực tại hội chợ.
Chị Hoàng Thị Minh Ngà, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ sản xuất bánh Nga My, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm nay Hợp tác xã chúng tôi sẽ tham gia 1 gian hàng, mong muốn mang được sản phẩm sản phẩm OCOP 3 sao bánh răng bừa giới thiệu với du khác, để quảng bá rộng rãi hơn thương hiệu đặc sản xứ Thanh tới mọi người".

Đã nhiều lần tham gia các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm do tỉnh tổ chức, với sự kiện tới đây, ngoài hai sản phẩm OCOP là sirô húng chanh và cao tía tô với số lượng lên tới hàng nghìn chai, Tổ hợp tác Hương Quê, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân còn chuẩn bị thêm bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên đầu tiên như dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng tắm,...


Chị Quách Thị Anh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Hương Quê, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân
Chị Quách Thị Anh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Hương Quê, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân chia sẻ: "Thông qua Hội chợ sẽ thúc đẩy tiếp cận với nhiều đối tượng hàng khách nhau, hiểu khách hàng hơn và sẽ có cách để chăm sóc khách hàng chu đáo hơn".
Tính đến tháng 6.2024, tỉnh Thanh Hóa có có 497 sản phẩm OCOP đã được công nhận xếp hạng từ 3 sao đến 5 sao, đứng thứ 3 cả nước. Cùng với việc hỗ trợ, tạo điều kiện để khuyến khích các chủ thể phát triển sản xuất, các ngành, đơn vị chức năng của tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP. Năm 2024, Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh sẽ được tổ chức tại thành phố Sầm Sơn trong tháng 7. Theo kế hoạch, sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian hai tuần, với quy mô lên tới 100 gian hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP thuộc các lĩnh vực, như: hàng thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thực phẩm, thảo dược và ẩm thực Xứ Thanh. Hoạt động sẽ là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng; góp phần quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.


Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.