Chủ động tiết kiệm điện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, liên tục
Nguồn điện có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt nghiệp của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu sử dụng điện tiết kiệm sẽ không chỉ tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn góp phần ổn định nguồn năng lượng quốc gia, đảm bảo ổn định để duy trì sản xuất.
Với hàng trăm máy móc thiết bị cùng hoạt động một lúc, và mọi khâu trong quá trình sản xuất đều phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Vì vậy, không chỉ đầu tư máy móc thiết bị theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng. Trong xây dựng nhà xưởng, Công ty này cũng lựa chọn tối ưu hoá các giải pháp nhằm tận dụng tối đa ánh sáng và không khí tự nhiên để không phải sử dụng đến hệ thống điều hoà. Ông Trần Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Công ty may Global Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi cố gắng sản xuất trong giờ thấp điểm, hạn chế trong giờ cao điểm, hệ thống ánh sáng cần thì bật, không thì tắt. Hệ thống điều hoà làm mát bằng nước, rất tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường".

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng cao với sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 913,6 triệu kWh/ngày, tăng 12,24% so với cùng kỳ, công suất cực đại có thể lên tới 49.000 MW, riêng miền Bắc có thể lên đến 24.500 MW.
Trong cả mùa hè năm nay, dự báo với diễn biến thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ khiến việc vận hành điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong đợt nắng nóng vừa qua, lần đầu tiên, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kWh. Tại Thanh Hoá, sản lượng điện tiêu thụ trong ngày 29/5/2024 là trên 29,3 triệu kWh, cao nhất từ trước đến nay.
Để chủ động nguồn điện phục vu sản xuất, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024. Theo đó, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã cung cấp chi tiết các nội dung liên quan về cung ứng điện, phương án đảm bảo điện mùa nắng nóng năm 2024, chương trình quản lý nhu cầu điện DSM, chương trình điều chỉnh phụ tải DR, các biện pháp tiết kiệm điện, thỏa thuận khách hàng tham gia dịch chuyển phụ tải sản xuất trong các khung giờ cao điểm trong các tháng 5,6,7 và sẵn sàng vận hành máy phát điện Diezel khi khó khăn hệ thống nguồn cung ứng điện.

Thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải đã ký kết với Công ty điện lực Thanh Hoá, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, trong đó, bố trí các khung giờ sản xuất phù hợp, đồng thời tuyên truyền trong cán bộ, người lao động về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Ông Trịnh Thành Văn, Giám đốc Nhà máy ống cống và cấu kiện bê tông liên doanh Việt Nhật, huyện Vĩnh Lộc cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi thực hiện theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, tuyên truyền đến cán bộ công nhân viên về thực hành tiết kiệm điện hiệu quả, xây dựng và thực hiện giải pháp sử dụng tiết kiệm như sử đụng điện đúng công suất theo biểu đồ phụ tải, thứ hai là hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn trong giờ cao điểm, thứ ba là trong sản xuất, loại bỏ thiết bị lạc hậu, thay vào đó là thiết bị tiên tiến có dán nhãn tiết kiệm điện".
Công ty Điện lực Thanh Hoá cũng đã phối hợp với các đơn vị của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình khai thác và đóng điện kịp thời, đồng thời tăng cường công tác quản lý và kiểm tra, bảo dưỡng cũng như thí nghiệm để xử lý các khiếm khuyết trên lưới.

Ông Hoàng Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hoá
Ông Hoàng Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hoá cho biết: "Bên cạnh những nỗ lực của ngành điện, Công ty điện lực Thanh Hóa đã chủ động làm việc với các khách hàng lớn, đặc biệt là các khách hàng là doanh nghiệp FDI, cũng như là doanh nghiệp phụ trợ của FDI về tình hình đảm bảo cung ứng điện của năm 224 để khách hàng chủ động trong công tác sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị đến khách hàng và doanh nghiệp nâng cao chất lượng dự báo phụ tải và trao đổi thông tin về tình hình cung ứng điện, đề nghị khách hàng thực hiện tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20 Thủ tướng Chính phủ".
Bên cạnh nỗ lực của ngành điện thì Trong những ngày nắng nóng cực đoan, diễn biến bất thường của thời tiết, hệ thống lưới điện có thể xảy ra sự cố bất khả kháng, Công ty điện lực Thanh Hoá mong muốn quý khách hàng chia sẻ và có kế hoạch sử dụng điện hợp lý, sẵn sàng nguồn tại chỗ để phục cho công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị mình".

Theo tính toán, doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện, dịch chuyển thời gian sản xuất có thể tiết giảm được 25% - 30% lượng tiêu thụ điện, tương đương với tiết kiệm được gần 15% chi phí tiền điện. Vì vậy, sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm chính là việc làm mang lại "ích nước, lợi nhà".

Tập trung nguồn vốn cho vay chương trình nhà ở xã hội
Với nhiều hộ gia đình, việc sở hữu ngôi nhà là điều không dễ thực hiện. Nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong những năm qua đã có hàng nghìn hộ gia đình, đặc biệt là công nhân người lao động trên địa bàn Thanh Hóa thực hiện giấc mơ an cư để ổn định cuộc sống.

Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh quá trình đấu giá quyền sử dụng đất đối với 12 dự án trọng điểm.

Tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Thời điểm này đã gần kết thúc quý đầu tiên của năm nay, nhưng nhiều Bộ ngành và địa phương kết quả giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước. Chính vì thế, để đạt kế hoạch tăng trưởng từ 8% trở lên, ngay từ bây giờ, những vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cần được tháo gỡ.

Các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua
Doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương cả về mặt kinh doanh và nền kinh tế. Năm 2024, các doanh nghiệp nhỏ đã có nhiều thành công, 82% doanh nghiệp tham gia khảo sát ghi nhận tăng trưởng, tăng so với mức 77% so với năm 2023. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2019.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang có những bước phát triển mạnh theo chiều hướng hàng hóa với quy mô lớn, góp phần nâng cao thu nhập.

Quý I năm 2025: Xuất nhập khẩu Thanh Hóa đạt trên 4 tỷ USD
Trong quý 1 năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế.

Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại
Hạ tầng thương mại có vai trò quan trọng góp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm thu hút các đơn vị doanh nghiệp, khuyến khích các hộ cá thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bảo đảm quy chuẩn theo hướng văn minh, hiện đại.

Chuẩn bị điều kiện nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè
Vụ xuân hè năm 2025, Thanh Hóa sẽ nuôi thả 19.200 ha thủy sản các loại. Trong đó, nuôi nước ngọt 14.000ha, nuôi nước lợ là 4.200ha, nuôi nước mặn là 1.000ha. Hiện các hộ dân đang tập trung nhân lực, máy móc để cải tạo ao đầm trước khi xuống giống.

Xuất khẩu rau quả quý 1 đạt trên 1,1 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 3 đạt gần 421 triệu USD, tăng trên 34% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giảm trên 10%.

Thách thức với xuất khẩu mặt hàng nông sản
Mặt hàng nông sản xuất khẩu đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức do sức mua toàn cầu suy giảm và giá cả nhiều loại có xu hướng giảm đáng kể, nhất là tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.