Chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và tổ chức
Để đạt được mục tiêu, 95% người dân, tổ chức hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong năm 2025, ngay từ những ngày đầu năm, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số.
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, việc theo dõi, đôn đốc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được trung tâm giám sát hằng ngày, nhờ đó số hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn hằng năm đạt tỷ lệ 99,9%.

Trung tâm còn tích cực nghiên cứu, áp dụng nhiều sáng kiến, giải pháp mới trong giải quyết thủ tục hành chính như mô hình triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06; mô hình xây dựng tối thiểu 20 dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy... tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện.

Anh Nguyễn Văn Điệp, nhân viên phòng Quản lý phương tiện và người lái, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hoá
Anh Nguyễn Văn Điệp, nhân viên phòng Quản lý phương tiện và người lái, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hoá cho biết: "Việc cấp đổi giấy phép lái xe đã được thực hiên trực tuyến, Sở Giao thông Vận tải cũng ủy quyền cho bưu điện đổi giấy phép lái xe nên người dân không phải đi lại, không phải đến trực tiếp trung tâm hành chính công để thực hiện".
Trong năm 2025, các đơn vị, địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục đảm bảo 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng. 100% cơ quan nhà nước, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở nhằm công khai, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa kỹ năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền điện tử.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm 2025, chúng tôi tích cực nghiên cứu quy định mới, đề án 486 của UBND tỉnh về xây dựng trách nhiệm, năng lực chuyên môn của bộ phận một cửa, tuyên truyền hướng dẫn thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công đã công bố".
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2030 nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn dầu về chính quyền số, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Sự nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử của các địa phương sẽ tạo ra nền tảng vững chắc để Thanh Hóa chuyển đổi số toàn diện và phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Mục tiêu của Thanh Hóa là đến hết năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh. Hiện nay, tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong tổng quy mô nền kinh tế của tỉnh đạt 10,74%.

Sản xuất hữu cơ - hướng đi bền vững cho ngành Nông nghiệp
Khi nhận thấy xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường là hướng đi bền vững, nhiều Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt chuyển đổi mô hình sản xuất để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và giá trị của sản phẩm.

Thương mại điện tử thúc đẩy tăng trưởng thị trường bán buôn, bán lẻ
Mua hàng online, thanh toán online, kinh doanh các mặt hàng trên các ứng dụng trực tuyến, sàn thương mại điện tử... dần trở thành thói quen và xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các đơn vị bán buôn, bán lẻ.

Thúc đẩy phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các đơn vị thủy nông
Trong những năm qua, các đơn vị thủy nông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức lao động. Qua đó, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn tăng độ an toàn hơn cho người lao động, nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, các hệ thống thủy lợi và làm lợi hàng tỷ đồng cho các đơn vị.

Hai nhà khoa học nữ được trao giải thưởng Kovalevskaia 2024
Phó giáo sư Nguyễn Minh Tân và Phó Giáo sự Đặng Thị Mỹ Dung vừa được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định giải thể Ban chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa", giao việc triển khai, thực hiện cho Bộ Khoa học - Công nghệ.

Mobifone dẫn đầu chất lượng mạng di động 5G trong tháng 2/2025
Ghi nhận tốc độ mạng băng rộng di động của các nhà mạng trong tháng 2/2025, nhà mạng MobiFone, dù chưa chính thức công bố thương mại hóa dịch vụ di động 5G, nhưng lại đang dẫn đầu về chất lượng mạng di động thế hệ thứ năm này.

Triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 42 ngày 10/3/2025, về việc triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Kích hoạt định danh điện tử mức 2 để khai thác tối đa ứng dụng VneID
VneID là ứng dụng định danh điện tử trên thiết bị di động do Bộ Công an phát triển nhằm thay thế cho giấy tờ tùy thân dạng vật lý của công dân. Để khai thác tối đa các tính năng của ứng dụng này, người dân cần kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở mức 2 - mức cao nhất.

Rủi ro từ những ứng dụng sử dụng công nghệ AI, deepfake
Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và deepfake, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, tạo video ngày càng phổ biến và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, việc người dùng cung cấp ảnh gốc cho các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để nhận về các hình ảnh đã qua xử lý, có thể phát sinh nhiều rủi ro nhất định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.