Chuyển đổi số ở Thanh Hóa với mô hình "3 không"
Sau thời gian thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi số “3 không” tại 5 xã, phường trên địa bàn tỉnh, Thanh Hóa đang tích cực tổng hợp đánh giá những chuyển biến tích cực từ mô hình đem lại, đồng thời nghiên cứu khắc phục những tồn tại, hạn chế triển khai để tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.
Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, các địa phương là những mục tiêu đặt ra khi triển khai trực hiện mô hình "3 không". từ 1/6/2023 mô hình được triển khai thí điểm tại 5 xã, phường gồm: phường Điện Biên, TP Thanh Hóa; xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương; xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân; xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa và xã Nga Liên, huyện Nga Sơn.

Sau thời gian thực hiện thí điểm mô hình "3 không" tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ người dân có smartphone trên địa bàn xã đạt 60,2%; Tỷ lệ người dân trên 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 76,8%; tỷ lệ người dân được cấp tài khoản định danh điện tử đạt 50%; Tỷ lệ người dân/doanh nghiệp sử dụng nền tảng số trao đổi thông tin với các cơ quan chính quyền... đạt 80%.

Bên cạnh đó, các tỷ lệ: lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; Lãnh đạo, cán bộ, công chức được cấp chứng thư số; Văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định); Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến đều đạt 100% theo kế hoạch.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Quảng Lưu là một trong những địa phương đi đầu trong toàn huyện thực hiện chương trình chuyển đổi số. Khi triển khai thí điểm mô hình "3 không", chúng tôi đã triển khai đến từng thôn, xóm; vận động nhân dân tích cực phối hợp tham gia. Đến nay thời gian thí điểm đã kết thúc cũng đã đem lại những hiệu quả tích cực".
Trong quá trình triển khai, trên cơ sở liên thông dữ liệu giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng dịch vụ công trực tuyến, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan sẽ hỗ trợ người dân kích hoạt mã định danh điện tử mức 2, tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công, cấp chữ ký điện tử miễn phí và tạo mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính 100% trên môi trường mạng, không cần di chuyển đến trụ sở UBND xã hoặc UBND huyện.

Theo báo cáo của Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh, tại 5 đơn vị thực hiện thí điểm, đối với nội dung chính quyền điện tử đã có 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức được cấp chứng thư số; 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định); 90% tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến.

Đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp tại 5 đơn vị thực hiện thí điểm, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 80% trở lên; tỷ lệ người dân trên 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức hợp pháp khác đạt 75% trở lên; tỷ lệ người dân được cấp tài khoản định danh điện tử, chữ ký số điện tử cá nhân, sử dụng nền tảng số trao đổi thông tin với các cơ quan chính quyền, được thông tin, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cơ bản đều đạt 80% trở lên.

Ông Lê Đình Tú,Phó Chủ tịch UBND xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Đình Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi cắt cử cán bộ rà soát kỹ lưỡng số công dân đủ 14 tuổi trở lên, có sử dụng điện thoại thông minh, phối hợp cùng lực lượng Công an để hướng dẫn cài đặt ứng dụng định danh điện tử, các ứng dụng thiết yếu khác, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính cũng như phục vụ đời sống hằng ngày".
Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, thực hiện mô hình "3 không", Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh như: Do là mô hình mới, dù đã được tuyên truyền nhưng nhân dân còn nhiều thắc mắc khiến cho cán bộ phải giải thích nhiều, thời gian cài đặt kéo dài. Trong quá trình cài đặt ứng dụng chữ ký số cá nhân phải nhập rất nhiều trường thông tin, mắc nhiều lỗi kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người dân quên mật khẩu icloud của điện thoại nên không tải được các ứng dụng về máy.

Một số trường hợp đã nhập trường thông tin đăng ký rồi nhưng mạng bị lỗi hoặc phải quay lại bước đầu để làm thì nhận được thông báo tồn tại yêu cầu mua chứng thư, không tồn tại thông tin tài khoản trên hệ thống.

Chị Phan Thị Hiền, Công chức Tư pháp hộ tịch UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Chị Phan Thị Hiền, Công chức Tư pháp hộ tịch UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc triển khai mô hình đem lại hiệu quả nhất định, nhưng trong quá trình thực hiện cũng phát sinh rất nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục khi triển khai rộng rãi".
Tiện ích của việc triển khai mô hình "3 không" đã thúc đẩy nhanh tiến trình hình thành công dân số, từ đó hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo nên sức lan tỏa khá mạnh mẽ trên phạm vi toàn tỉnh. Do đó, không dừng lại ở 5 địa phương được chọn triển khai thí điểm, đến tháng 7/2023, toàn tỉnh đã có thêm 10 đơn vị ở các huyện Thọ Xuân, Như Thanh, Yên Định, Hoằng Hóa… chủ động đăng ký triển khai mô hình.

Hiện nay các địa phương thực hiện thí điểm mô hình và các cơ quan quản lý nhà nước đang tổng kết, rút kinh nghiệm, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn. Mô hình " 3 không" đang được xây dựng để nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

“Tăng tốc” hỗ trợ người người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Hiện nay, lực lượng Công an toàn tỉnh đang “tăng tốc” hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đây là bước quan trọng để tạo thuận tiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cũng như thúc đẩy việc thực hiện tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp
Theo Bộ Nội vụ, có 2 nhóm công chức, viên chức được xác định phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thọ Xuân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng công nhân
Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động huyện Thọ Xuân tổ chức lễ phát động Tháng công nhân; hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025 và triển khai Kế hoạch “Bình dân học vụ số”.

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Công trình trạm bơm Hoằng Khánh, nay thuộc xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa. Công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng yêu cầu vượt lũ do quá trình thi công công trình buộc phải cắt đê hữu sông Mã.

Cảnh báo lũ trên sông Yên ngày 11/5
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay mực nước trên sông Yên tại trạm thủy văn Chuối đang dao động lên. Mực nước lúc 11h ngày 11/5 là 1.80m thấp hơn báo động 1 là 0.20m.

Giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, lấn chiếm hành lang giao thông
Thời gian vừa qua, trên tuyến đường dẫn đến khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tình trạng bày bán hàng hoá, họp chợ cóc, chợ tạm, lấn chiếm lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này, Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hoá đã chỉ đạo chính quyền các địa phương tổ chức ra quân giải toả các điểm vi phạm.

Bộ Xây dựng tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Ngọc Lặc: Hệ thống điện chiếu sáng hoàn thiện hơn 4 năm vẫn "nằm chờ" sử dụng
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá nhận được phản ánh của người dân về việc hệ thống điện chiếu sáng trên Quốc lộ 15A, đoạn từ thị trấn đến Chùa Nán, huyện Ngọc Lặc đã hoàn thiện lắp đặt nhưng nhiều năm qua vẫn chưa một lần đưa vào sử dụng. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông vào ban đêm.

Tăng cường phòng chống đuối nước cho trẻ dịp hè
Chỉ chưa đầy một tháng nữa là năm học sẽ kết thúc và học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây cũng là thời điểm nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em. Để phòng tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường tuyên truyền và chủ động trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trong những tuần học cuối cùng.

Thường Xuân: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025
Ngày 9/5, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.