Doanh nghiệp Thanh Hóa bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số
Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số, chủ động đổi mới công nghệ và áp dụng các giải pháp số hoá quản lý điều hành doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh, nhiều năm nay, công ty Xăng dầu Thanh Hóa luôn chú trọng lựa chọn và áp dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.
Từ 1/7/2023, Petrolimex đã thực hiện việc phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại tất cả các cửa hàng trực thuộc hệ thống, giúp công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp được chặt chẽ, minh bạch hơn và tiết kiệm nhiều chi phí, nguồn lực.
Ông Mai Thanh - Phó Giám đốc công ty Xăng dầu Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay chúng tôi đã xây dựng lộ trình chuyển đổi số đến năm 2025, mục tiêu 2023 sẽ chuẩn hoá toàn bộ hệ thống, công ty cũng đã triển khai đông bộ giải pháp thứ nhất là tăng hệ thống đường truyền, công nghệ thông tin, tăng cường đào tạo để người lao động triển khai nhanh chóng phục vụ nhu cầu của khách hàng".
Trong kinh doanh thương mại, nhiều doanh nghiệp Thanh Hoá cũng đang bắt nhịp xu thế chuyển đổi số, ứng dụng các giải pháp vào quản trị, điều hành và kinh doanh. Đặc biệt, là xu hướng chuyển từ kinh doanh truyền thống, sang kinh doanh online, ứng dụng nền tảng thương mại điện tử, trang mạng xã hội để bán hàng đã đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Ông Đỗ Xuân Tùng - Giám đốc công ty may đo thiết kế thời trang Tự Lập, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ rằng: "Khi có facebook, chúng tôi quảng bá trên đó hoặc một số trang như zalo, google, hiệu quả khác hẳn, rất là tốt, tiếp cận nhiều khách hàng thì đương nhiên doanh thu sẽ cao lên".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Từ nhu cầu thực tế, việc chuyển đổi số đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, coi đây là nền tảng quản lý doanh nghiệp thông minh và hiệu quả nhất trong việc tối ưu hoá năng suất lao động, minh bạch trong số liệu báo cáo cũng như trong vận hành doanh nghiệp.
Qua đó, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ 30 – 40% thậm chí lên tới 100%. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều rào cản, nhất là về nguồn vốn, nhân lực và công nghệ.
Ông Lưu Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH AEONMED Việt Nam cho biết thêm: "Cũng có những khó khăn về sự thích ứng với công nghệ mới, chi phí để hoàn thiện công nghệ thì công ty phải lựa chọn bằng ứng dụng công nghệ số từng phần một để cán bộ nhân viên thích ứng, phải phù hợp với nguồn vốn giá trị công ty có được".
Chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, mà sẽ trở thành vấn đề sống còn với doanh nghiệp. Trong bối cảnh phục hồi kinh tế hiện nay, chuyển đổi số sẽ là con đường ngắn nhất để tạo ra giá trị mới, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, và tùy từng giai đoạn mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, giải pháp phù hợp để chuyển đổi số hiệu quả và thành công.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.