Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển
Xác định chuyển đổi số là đòn bẩy quan trọng giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển; thời gian qua, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số; hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, tạo năng lực cạnh tranh và thích ứng với xu hướng thị trường.
Thời gian qua, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn đã triển khai ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa trên diện tích 120 ha/năm. Việc ứng dụng mô hình mới này không những giúp bà con nông dân giảm chi phí mà còn nâng cao chất lượng mạ, giảm sâu bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đặc biệt, từ vụ mùa năm 2022, Hợp tác xã đã ứng dụng máy bay không người lái trong phòng trừ sâu bệnh trên ruộng lúa. Việc sử dụng thiết bị này đã giúp rút ngắn thời gian phun thuốc, tiết kiệm được 25-30% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với phun xịt thông thường và bảo đảm sức khỏe cho bà con nông dân. Anh Nông Bá Dinh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn cho biết việc ứng dụng công nghệ, máy móc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hợp tác xã đã đầu tư hoàn thiện máy móc để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nông dân trong chuyển đổi số.
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất, mà trong toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, phát triển các giá trị gia tăng cho sản phẩm và thương hiệu thông qua công nghệ và hình thức thương mại điện tử... Do vậy, các hợp tác xã đã đẩy mạnh chuyển đổi số từ việc số hóa dữ liệu đầu vào cho đến khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Toàn tỉnh hiện có 827 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có gần 300 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tham gia quảng bá giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, đẩy mạnh bán hàng qua sàn giao dịch thương mại điện tử đã góp phần giúp các hợp tác xã tiêu thụ tốt hơn.
Đều đặn hàng tuần, nhân viên của Hợp tác xã Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Vinaco ở thành phố Thanh Hóa đã thực hiện livetream để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Không chỉ giới thiệu sản phẩm do hợp tác xã sản xuất, đơn vị còn liên kết với chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để trưng bày, giới thiệu khoảng 60 sản phẩm OCOP các loại.
Không chỉ bán, giới thiệu sản phẩm, thông qua các buổi livetream, hợp tác xã còn tăng tương tác với khách hàng, qua đó nắm bắt nhu cầu thị trường để có những điều chỉnh trong sản xuất, thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Điều quan trọng hơn, hoạt động thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm qua nền tảng số của hợp tác xã đã góp phần quảng bá, tiêu thụ và mở rộng thị trường cho nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa.
Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, trong thời gian qua Liên minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã chủ động vào cuộc cùng với các hợp tác xã thực hiện mục tiêu, kế hoạch chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bước đầu đã làm thay đổi công tác tổ chức và quản trị hoạt động của các hợp tác xã so với phương thức quản lý truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Phần lớn các hợp tác xã đã nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể về chuyển đổi số và xác định những nền tảng cần có theo những nét đặc trưng của hợp tác xã.
Tuy nhiên, công cuộc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế. Chuyển đổi số tại các hợp tác xã vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn bởi ba nguồn lực quan trọng, đồng thời cũng là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin tại các hợp tác xã nông nghiệp gồm: tài chính, cơ sở hạ tầng và nhân lực đều hạn chế. Qua khảo sát của Liên minh hợp tác xã Thanh Hóa thì mới có khoảng trên 55% hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có trang bị hệ thống máy tính, chủ yếu là để quản lý kế toán và lưu trữ dữ liệu.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Theo đó, yêu cầu các đơn vị, địa phương phải coi việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm và nhân tố cốt lõi; đồng thời, cần có các cơ chế đặc thù để hỗ trợ các hợp tác xã chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, các tổ hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần hoạch định kế hoạch chuyển đổi số phù hợp và hiệu quả, đưa lĩnh vực kinh tế tập thể phát triển nhanh và bền vững.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.