ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ sau 2 trường hợp nhiễm HIV vì làm đẹp bằng huyết tương ở Mỹ

Làm đẹp bằng huyết tương đang trở thành trào lưu tại Việt Nam bởi những tác dụng làm trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, đây là một trong những phương pháp có xâm lấn, vì thế, nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu cũng được cảnh báo nếu thiết bị không được tiệt trùng.

04/05/2019 18:19

Tại Mỹ, cơ quan chức năng đang điều tra về ít nhất hai trường hợp bị nhiễm HIV trong số các khách hàng đã sử dụng dịch vụ PRP - Platelet Rich Plasma (công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu) - làm đẹp da mặt tại một cơ sở làm đẹp ở bang New Mexico.

Với phương pháp này người ta sử dụng máu tự thân của người dùng, xử lý và lấy ra một lượng huyết tương giàu tiểu cầu rồi dùng lăn kim để đẩy các dưỡng chất trong huyết tương vào da mặt, qua đó giúp làn da trẻ hóa.

Tại Việt Nam, công nghệ này cũng được thực hiện trong các BV chuyên khoa da liễu và các spa, thẩm mỹ viện cũng rầm rộ quảng cáo công nghệ này.

ThS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương cho biết, phương pháp dùng huyết tương giàu tiểu cầu được dùng với mục đích điều trị trẻ hóa da, rụng tóc hói... do các yếu tố tăng trưởng trong tiểu cầu khi được đưa vào da sẽ kích thích tăng sinh collagen và hình thành các mạch máu mới giúp trẻ hóa da, giảm hình thành nếp nhăn, trị sẹo rỗ...

Về nguyên tắc, máu tự thân của người nào sẽ được dùng cho chính người đó nên thực hiện theo quy trình an toàn. Nhưng trong trường hợp những vi kim nhỏ xíu hay các thiết bị khác không được xử lý hoặc khử trùng đúng cách giữa các lần điều trị, việc này có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu, trong đó có HIV, viêm gan B.

ThS.BS Lã Thanh Hà - Trưởng khoa Da liễu, BV Tuệ Tĩnh cho biết, với các kỹ thuật có xâm lấn sẽ có nguy cơ nếu thiết bị khử trùng không đúng cách.

Bởi vi rút HIV tuy dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất sát khuẩn; nó chỉ tồn tại trong không khí 32-36 độ C không quá 5 phút thì trong máu khô có thể tồn tại đến 2 giờ và trong bơm kim tiêm 2-7 ngày.

"Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vô khuẩn, khử khuẩn trong các thao tác kỹ thuật (đặc biệt kỹ thuật có xâm lấn) dù nhỏ nhất dưới bất kỳ hình thức nào đều phải thực hiện đầy đủ để phòng nguy cơ này", BS Hà khuyến cáo.

Đối với thủ thuật lăn kim, các chuyên gia cũng khuyến cáo không phải ai cũng được thực hiện phương pháp này. Lăn kim chống chỉ định cho bệnh da lây nhiễm, ung thư da, da có vết thương, trứng cá hoạt động, bệnh nhân đang xạ trị, đái tháo đường, các bệnh rối loạn đông máu...

Tuy nhiên, việc lạm dụng lăn kim vẫn rất phổ biến. Thời gian gần đây khoa tiếp nhận liên tiếp các ca biến chứng sau lăn kim. Trung bình mỗi ngày có 5- 6 ca biến chứng sau lăn kim tại các cơ sở làm đẹp bên ngoài đến viện khám. Các biến chứng sau lăn kim cũng rất đa dạng, người thì bị da tăng sắc tố sau viêm, bùng phát trứng cá hoặc tổn thương mụn, viêm da mụn mủ, da mặt bị lột tổn thương trầm trọng…

Như trường hợp của nữ sinh 19 tuổi (Hải Phòng). Em bị mụn trứng cá, được mẹ đưa đến spa lăn kim trị mụn. Tháng đầu tiên sau lăn kim da đẹp lên nhanh chóng, sau đó bỗng bùng phát các đợt trứng cá dữ dội. Khi đi khám tại Khoa Da liễu, BV Tuệ Tĩnh, bệnh nhân được chẩn đoán mẩn ngứa viêm da dạng trứng cá nhưng có bội nhiễm liên cầu, tụ cầu thành viêm da mủ.

“Với bệnh nhân T., việc điều trị sẽ phải kéo dài, da khó phục hồi. Các bác sĩ sẽ phải tiến hành cấp ẩm phục hồi cho da tổn thương, tiêm lớp trung bì, giải quyết tình trạng teo da giãn mạch, khô da, rối loạn sắc tố da, tăng sắc tố sau viêm…”,  Ths.BS Hà cho biết.

Ths.BS Hà khuyến cáo chị em dù muốn làm đẹp cũng đừng tùy tiện lăn kim tại các cơ sở điều trị không có chứng nhận chuyên môn. Bởi lăn kim không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nó là một phương pháp làm đẹp có xâm lấn vì thế việc thực hiện cần đúng chỉ định, đúng kĩ thuật.

Các biến chứng gặp phải sau lăn kim như tổn thương, lột da, mảng dày chứng cá nếu không được giải quyết kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, thậm chí kéo dài suốt cuộc đời của người bệnh như để lại sẹo lõm, sẹo rỗ nhằng nhịt trên mặt do bội nhiễm tụ cầu tụ cầu, viêm da hốc mủ…

“Nếu thực hiện đúng chỉ định da sẽ đẹp, khỏe hơn. Nhưng nếu tùy tiện dùng không có chỉ định, không đúng kĩ thuật có thể gây tổn thương da. Rồi người thực hiện thủ thuật này phải hiểu rõ da của bệnh nhân như thế nào để điều chỉnh mũi kim cho phù hợp, không phải trường hợp nào cũng lăn kim giống nhau”, Ths.BS Hà nói.

Vì thế, chị em cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi làm đẹp, nên đến các cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên khoa da liễu để thực hiện tránh tai biến đáng tiếc xảy ra.

Hồng Hải/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

18:41 , 26/04/2025

Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

18:16 , 26/04/2025

Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

16:15 , 26/04/2025

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

11:22 , 23/04/2025

Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

11:19 , 23/04/2025

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

09:00 , 23/04/2025

Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

10:08 , 22/04/2025

Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường

09:39 , 22/04/2025

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

07:37 , 21/04/2025

Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.