Chuyện những người thầy thuốc chăm sóc bệnh nhân tâm thần
Chữa bệnh cho người bình thường đã khó, điều trị cho bệnh nhân tâm thần càng khó khăn gấp bội. Phải tận mắt chứng kiến mới thấy hết nỗi vất vả, hiểm nguy và cả sự hy sinh thầm lặng mà các y, bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá đang ngày đêm đối mặt.
Tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá, vất vả nhất chính là khoa Nữ và khoa Nam. Đây là nơi điều trị nội trú cho bệnh nhân tâm thần cấp tính, kích động, chống đối, có hành vi nguy hiểm. Ngoài số ít bệnh nhân tâm thần bẩm sinh, đa số bệnh nhân tại đây bị tâm thần sau khi trải qua những sang chấn nặng do áp lực cuộc sống, cú sốc tình cảm, công việc, học hành hay bị tai nạn chấn thương, nghiện chất kích thích. Các bệnh nhân này phải cách ly để chăm sóc, điều trị do không còn nhận thức được bản thân, hay nói nhảm, hoang tưởng, ảo giác và không làm chủ được bản thân khi phát bệnh. Đối với những bệnh nhân này, các y bác sỹ phải chăm sóc toàn diện.

Mặc dù hung dữ khi phát bệnh nhưng bệnh nhân tâm thần vẫn có những khoảng lặng, họ vẫn cảm nhận được cuộc sống trôi qua từ một lăng kính khác. Và trong cõi mê ấy, lúc chợt tỉnh, khát vọng lớn nhất với họ là về lại với cuộc sống bình thường.

Điều dưỡng Trần Thị Lý Khoa Nữ, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Điều dưỡng Trần Thị Lý, Khoa Nữ, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tôi làm việc ở đây được 11 năm. Không ít lần bị bệnh nhân đánh. Rồi nhiều bệnh nhân kích động chống đối không ăn, không uống thuốc… Vất vả lắm nhưng rồi chúng tôi luôn cố tìm hiểu, gần gũi với bệnh nhân, nắm bắt tâm tư, tình cảm bệnh nhân".
Mỗi năm, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá tiếp nhận khám, điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân với nhiều bệnh lý như: tâm thần phân liệt, trầm cảm, Alzheimer, động kinh, chậm phát triển, rối loạn tâm thần cấp tính, kích động quậy phá cộng đồng. Bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện luôn duy trì gần 400 người. Mỗi bệnh nhân là một mảnh đời bất hạnh với những tính cách, bệnh tật khác nhau. Có người trầm tính, ít nói, ngược lại có người hung hăng, ngang bướng bắt buộc người chăm sóc phải quan sát thật kỹ, hiểu tính nết từng người.

Để điều trị, chăm sóc tốt cho bệnh nhân tâm thần đòi hỏi mỗi cán bộ, y bác sỹ của bệnh viện phải luôn coi bệnh nhân như người trong gia đình, chịu khó, nhẫn nại và đặc biệt phải đặt chữ tâm lên hàng đầu.

Bác sỹ CKII Nguyễn thị Thắm, Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng – Nhi, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá
Bác sỹ CKII Nguyễn thị Thắm, Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng – Nhi, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá cho biết: "Điều trị bệnh nhân tâm thần thì phải 50% là y lệnh, 50% là tâm lý, bởi bệnh nhân không có nhận thức nên yếu tố tâm lý rất quan trọng để bệnh nhân hợp tác. Và quan trọng nhất phải có cái tâm".
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu", những người thầy thuốc nơi đây luôn mang trong mình một trái tim yêu thương với tình thần trách nhiệm và lòng yêu nghề hơn bao giờ hết.

Ở nơi mà người ta vẫn thường gọi là thế giới của những "người điên" thì tình người ấm áp vẫn luôn lan tỏa mạnh mẽ, để các bệnh nhân có thêm cơ hội trở về với cuộc sống đời thường.

Bộ Y tế khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng cúm
Để tiếp tục chủ động phòng, chống và kiểm soát bệnh cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.