Chuyện về cây vàng xanh trên đất Cán Khê
Cán Khê là địa phương có diện tích riềng lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa với trên 120 ha. Ban đầu chỉ vài hộ trồng manh mún, nhỏ lẻ, đến nay ở Cán Khê đã có hàng trăm hộ dân tham gia trồng riềng. Riềng là cây trồng xương sống, là trục đỡ chính trong phát triển nông nghiệp, được đánh giá là “vàng xanh”của người dân xã Cán Khê, huyện Như Thanh.
Bà Phạm Thị Ngọc, thôn 11, xã Cán Khê, huyện Như Thanh cho biết: "Riềng là cây trồng gắn bó với gia đình tôi 20 năm nay, so với những cây trồng trước, trồng riềng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".
Ông Lê Văn Lộc, thôn 5, xã Cán Khê, huyện Như Thanh chia sẻ: "Năm nay riềng được mùa, được giá người dân chúng tôi phấn khởi lắm".
Xã Cán Khê, huyện Như Thanh được mệnh danh là thủ phủ của cây riềng tại Thanh Hóa. Từ trồng riềng, nhiều hộ dân nơi đây đã có nguồn thu nhập ổn định, đời sống ngày càng phát triển. Đến thăm xã Cán Khê, chúng ta dễ dàng bắt gặp không khí làm việc hăng say của người dân trên những cánh đồng riềng. Nhà thì tập trung thu hoạch củ, nhà thì chăm bón những luống riềng mới... Để tránh cái nắng oi ả, từ 5h sáng mọi người đã gọi nhau ra đồng.

Chỉ tay về phía những cánh đồng xa, ông Nguyễn Đăng Sáu, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Khê chia sẻ với chúng tôi: trước đây, người dân Cán Khê chủ yếu trồng lúa, ngô, sắn, nhưng đất đai cằn cỗi nên hiệu quả kinh tế không cao. Khoảng năm 2005, một số hộ dân đã đưa cây riềng về trồng xen canh trên những diện tích đất trồng màu. Thấy giống cây mới này hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, cây phát triển tốt và cho nhiều củ, giá bán cũng cao nên mỗi năm người dân đều trồng xen.

Năm 2015, nhận thấy nhu cầu thu mua riềng của các tiểu thương ngày càng nhiều, có nơi tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao hơn so với trồng màu, chính quyền địa phương đã tuyên truyền người dân chuyển đổi những diện tích trồng cây kém hiệu quả sang trồng riềng. Hiện nay, với diện tích 120 ha, cây riềng đã trở thành cây trồng chủ lực của địa phương. Đặc biệt, thôn 5 và 6 có 100% số hộ tham gia trồng riềng với diện tích 100 ha.
Gia đình chị Nguyễn Thị Tám, là một trong những hộ có kinh nghiệm trồng riềng của xã Cán Khê. Hiện nay gia đình chị trồng trên 3 ha riềng. Là người gắn bó với cây riềng nhiều năm qua, theo chị Tám, trồng riềng không khó, bởi đây là loại cây thích nghi rộng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, có thể chịu được hạn và ngập úng.

Gia đình chị Nguyễn Thị Tám đang thu hoạch riềng
So với các cây trồng khác thì riềng là cây dễ chăm sóc, có thời gian sinh trưởng nhanh, năng suất cao. Riềng có thể cho khai thác quanh năm và lưu gốc. Đây là loại cây trồng để lấy củ. Củ riềng dùng làm gia vị, tạo mùi thơm cho các món ăn. Trong Đông y, củ riềng còn là dược liệu dùng để chữa nhiều loại bệnh. Hiện nay, từ trồng riềng, mỗi năm gia đình chị Tám thu về từ 150 đến 200 triệu đồng.
Để năng suất và sản lượng của riềng được nâng lên, đồng thời tăng giá bán, nhiều hộ dân trồng riềng ở Cán Khê đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc và phòng chống sâu bệnh cho cây.
Vào mùa thu hoạch, từ trong nhà, ngoài ngõ, đi đến đâu ta cũng thấy màu đỏ của riềng. Các gia đình từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng hăng say làm việc. Gia đình anh Lê Văn Hiệu đã gắn bó với nghề thu mua riềng suốt nhiều năm qua. Hiện nay, trăn trở lớn nhất của anh Hiệu là làm sao để tìm được nhiều thị trường tiêu thụ riềng cho người dân, giúp bình ổn giá và bà con yên tâm sản xuất.

Cây riềng gắn bó với người dân Cán Khê hơn 20 năm, cũng có lúc khó khăn về nhu cầu thị trường, giá cả. Tuy nhiên, đến nay, riềng vẫn được xác định là cây trồng mũi nhọn của địa phương, là cây xóa nghèo của người dân Cán Khê. Thôn bản được phủ một màu xanh mướt, những ngôi nhà khang trang ngày càng nhiều hơn, đó chính là minh chứng giá trị của cây "vàng xanh" mang lại. Chia tay người dân xã Cán Khê, chúng tôi mang theo niềm tin về sự đổi thay mạnh mẽ trong đời sống người dân từ mô hình trồng riềng nơi đây.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện truyền tải
Hiện nay, Truyền tải Điện Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác sản xuất. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa, độ tin cậy, chính xác của hệ thống lưới điện truyền tải và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.

Khởi nghiệp từ nghề làm bánh truyền thống
Là người con xứ Huế về làm dâu Thanh Hóa, chị Lê Thị Trâm, ở Phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm bánh truyền thống. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở làm bánh của chị Trâm còn tạo việc làm cho một số lao động trên địa bàn.

Công bố lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người dưới 35 tuổi
Ngân hàng Nhà nước thông báo mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội từ nay đến ngày 31/12/2025.

Hết năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 68.000 trạm BTS 5G
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có 11.000 trạm 5G được triển khai, phủ sóng trên 26% dân số và dự kiến đến hết năm 2025 là 68.000 trạm.

Sầm Sơn triển khai quy định mới với xe điện: An toàn nhưng chưa thuận tiện
Từ ngày 1/7, xe điện tại Sầm Sơn chỉ được phép hoạt động trên những tuyến đường có biển báo giới hạn tốc độ 30km/h. Ghi nhận của phóng viên Chuyên mục ATGT 24h tại phường Sầm Sơn, trong ngày đầu tiên thực hiện, các lái xe điện đã chấp hành đúng quy định mặc dù không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Người dân được chọn địa điểm đăng ký xe từ 1/7
Cá nhân, tổ chức sẽ được phép đăng ký xe tại bất kỳ Công an cấp xã nào trong tỉnh, thành phố nơi mình cư trú từ 1/7/2025.

Đề xuất mức thu phí với 13 tuyến cao tốc hoàn thành năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 dựa trên tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.

Tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người qua Tổng đài 111
Theo Nghị định 162/2025 của Chính phủ, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người sử dụng số điện thoại ngắn 111 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người.

Đảm bảo an ninh trật tự ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cùng với công tác sáp nhập địa giới hành chính, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, lực lượng Công an cấp xã, phường cũng có nhiều thay đổi cả về số lượng cán bộ, chiến sĩ và địa điểm làm việc. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng từ sớm, các đơn vị Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động ổn định thường ngày, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ
Từ ngày 01/7, 166 Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động sau điều chỉnh địa giới hành chính. Khối lượng công việc lớn, địa bàn thay đổi nhiều, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao nhất, quyết tâm “bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.