Ký sự miền sơn cước
Về với Mường Đeng
Vùng cao xứ Thanh có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc, có thể kể đến như: Lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa), lễ hội Mường Xia ( huyện Quan Sơn), lễ hội Bàn Bù (huyện Ngọc Lặc ), lễ hội Đình Thi (huyện Như Xuân)... Và không thể không kể đến là lễ hội Mường Đeng - lễ hội truyền thống đặc sắc ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh.
Giữ gìn nghề dệt bản Thái
Bộ quần áo truyền thống nam giới của dân tộc Thái rất ít xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do khác nhau nhưng phần lớn là do nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống đã dần mai một trong thời gian qua. Gần đây, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển, đã giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân là một ví dụ.
Sự học ở vùng cao "Sáu Thanh"
Vùng “Sáu Thanh” trước đây được mệnh danh là vùng đất khó của huyện Như Xuân. Khi điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, sự học ở vùng cao "Sáu Thanh" cũng rất gian nan. Tuy nhiên những năm trở lại đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh và huyện thông qua nhiều chương trình, dự án, đời sống kinh tế, xã hội nói chung và sự học vùng cao "Sáu Thanh" nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Việc đi tìm con chữ của các em học sinh nơi đây cũng vơi bớt đi những khó khăn.
Chuyện về những thanh niên lập nghiệp ở vùng cao
Từng khởi nghiệp ở những ngành nghề khác nhau, đã có những thành công và cả thất bại… Nhưng họ đều không nản chí, quyết tâm khắc phục khó khăn để lập nghiệp, giờ đây đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Họ là những thanh niên dân tộc thiểu số, chung niềm đam mê, sát cánh bên nhau cùng dựng xây cuộc sống mới trên chính quê hương mình.
Trải nghiệm làm “phặc mít” trên bản người Thái
Từ bao đời nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Thái nói riêng gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Trên những bản làng dân tộc Thái, hình ảnh người dân đi rừng, lên nương với bao đựng dao bên hông đã trở nên quá quen thuộc. Con dao đi rừng là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong lao động sản xuất của đồng bào. Người Thái phân chia dao thành nhiều loại, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Riêng các loại dao nhọn “mít lém”, dao năm “mít há”, đồng bào dành nhiều cho việc đi rừng và loại dao này thường phải có “phặc mít” hay chính là bao, nắp để bảo vệ dao. Nắp dao vừa có công dụng giữ cho lưỡi dao được sắc bén, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Người “giữ hồn” văn hoá dân tộc Thổ Thanh Hóa
Trong một chuyến công tác tại huyện miền núi Như Xuân, chúng tôi có dịp đến thăm vùng đất của đồng bào Thổ và được nghe những câu chuyện thú vị về ông Lê Văn Cứu – người đã dành gần 40 năm để sưu tầm, lưu giữ và phát triển nhiều làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ và phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ Thanh Hoá.
Nghề làm thuốc nam của người Dao ở xứ Thanh
Ở Thanh Hóa, dân tộc Dao nổi tiếng với nghề làm thuốc nam truyền thống. Họ không chỉ bốc thuốc cho những người trong gia đình mà còn giúp cho rất nhiều người khác chữa khỏi bệnh. Từ nghề bốc thuốc nam truyền thống, nhiều người đã có nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống, góp phần gìn giữ nghề quý của cha ông.
Chuyện về cây vàng xanh trên đất Cán Khê
Cán Khê là địa phương có diện tích riềng lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa với trên 120 ha. Ban đầu chỉ vài hộ trồng manh mún, nhỏ lẻ, đến nay ở Cán Khê đã có hàng trăm hộ dân tham gia trồng riềng. Riềng là cây trồng xương sống, là trục đỡ chính trong phát triển nông nghiệp, được đánh giá là “vàng xanh”của người dân xã Cán Khê, huyện Như Thanh.
Trải nghiệm lễ mừng cơm mới của đồng bào Thái
Đồng bào Thái ở Thanh Hóa có khá nhiều phong tục truyền thống độc đáo, trong đó phải kể đến lễ mừng cơm mới.
Sắc màu Pù Luông
Pù Luông là một dãy núi trải dài qua hai huyện Bá Thước và Quan Hóa. Pù Luông cũng là tên gọi của Khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích hơn 17.600 ha. “Thiên đường giữa đại ngàn” là danh xưng mà nhiều du khách dành tặng cho vùng đất này sau khi được trải nghiệm, khám phá. Sức hút của Pù Luông đến từ khung cảnh núi non, suối thác kỳ vĩ, thơ mộng mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng, những thung lũng trải dài với ruộng bậc thang lúa chín vàng, những ngôi nhà sàn ẩn hiện trong sương sớm, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của cư dân bản địa với sắc màu văn hóa độc đáo… Vẻ đẹp chất phác của con người và phong cảnh non nước Pù Luông hòa quyện, tạo nên một bức tranh đẹp mê hồn. Nhiều văn nghệ sĩ đã đến đây để tìm nguồn cảm xúc và chất liệu sáng tác.
Một thoáng bản Nghèo
Có một nơi, cái tên của nó đã nhắc chúng ta nhớ về một quá khứ khó khăn, vất vả. Đó là bản Nghèo, nay là Khu Nghèo, thuộc thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. Bản Nghèo nhỏ bé, nép mình dưới những cánh rừng bạt ngàn, hoang sơ của dãy núi Pù Luông. Cũng nơi ấy, nay cuộc sống đang từng ngày thay da đổi thịt, với những sắc màu bình yên, no ấm hơn…
Men say bản Bút
“Về với em, anh nhé!Về Nam Xuân anh nhé!Về với bản làng em. Nơi núi cao luồng xanh bạt ngàn. Về ngắm hồ Pha Đay, ngắm ruộng bậc thang thơm thơm mùi lúa mới. Về với em anh nhé! Về cùng ngủ nhà sàn, cùng ăn cơm lam. Đêm trăng vẳng tiếng cồng gọi bạn. Âm vang cắc công nhịp chày khua luống. Ấm áp điệu xòe, khúc hát “Inh lả ơi”. Có một địa điểm mà mỗi khi đến bản Bút hầu hết du khách đều muốn khám phá, chinh phục, đó là hồ nước Pha Đay.
Một ngày ở bản Mạ
Thời gian gần đây, bản Mạ ở huyện Thường Xuân đang dần nổi lên là một điểm du lịch cộng đồng đang thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Sức sống mới ở làng dân tộc Dao huyện Cẩm Thủy
Những năm qua, với sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều bản làng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa đang từng ngày đổi thay, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Bản làng của người Dao ở huyện Cẩm Thủy là một ví dụ.