Cô gái của biên cương
Dòng chảy thơ ca Việt Nam luôn được bồi đắp bởi những vần thơ viết về biên giới, biển, đảo thiêng liêng cũng như về người lính. Thơ của tác giả Phong Lan nằm trong số đó, mộc mạc, gần gũi và chan chứa tình yêu thương. Hơn một thập kỷ bén duyên với thơ, Phong Lan đã có hàng nghìn bài viết về người lính Biên phòng trên mọi nẻo đường biên cương, biển đảo của Tổ quốc.
Từ tập thơ đầu "Nơi ấy biên cương" đến tập tiếp theo mang tựa đề "Hoa biên giới", Phong Lan luôn cố gắng đưa hình ảnh người lính mang quân hàm xanh đến gần hơn với bạn đọc trong những công việc lặng thầm của người lính biên phòng nơi rẻo cao biên giới. Có khi đó là công tác vận động quần chúng trên bản dưới làng, lại có khi là những đêm mật phục, tuần tra truy bắt tội phạm. Nhưng hơn hết, mọi tâm tư, tình cảm của người lính đã được nhà thơ thể hiện đầy đủ, sâu sắc và không kém phần tinh tế.

Nhà thơ Phong Lan
Ngoài những phút tập trung cho công việc và cuộc sống đời thường, nhà thơ Phong Lan luôn đau đáu nhớ về những vùng biên giới điệp trùng của Tổ quốc, nơi có những người lính biên phòng đang ngày đêm quên mình vì nước, vì dân.



Hơn 61 đồn Biên phòng mà chị từng đến, nơi nào cũng để lại tình cảm đặc biệt đối với chị. Để rồi, khi đi xa thì nhớ, khi về gần thì quấn quýt khôn nguôi.
Viết về biên giới, biển, đảo cũng nhiều nhưng ít ai lại dành trọn cả hồn thơ và tình yêu cho người lính biên phòng như Phong Lan.

Không chỉ làm thơ về biên giới, chị còn là tình nguyện viên tích cực cho những vùng biên giới xa xôi. Hiện tại, Phong Lan là Chủ nhiệm Quỹ vì biên giới, nhóm thiện nguyện của chị luôn có mặt cùng bộ đội biên phòng chia sẻ những khó khăn, vất vả của Nhân dân vùng biên. Điều đặc biệt, đó là toàn bộ kinh phí có được từ việc xuất bản những tập thơ chị đều dành trọn cho Quỹ vì biên giới.
Với sự sáng tạo của mình, Phong Lan đã thành công khi viết về đề tài biên giới và bộ đội biên phòng. Hai giải A chùm thơ cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật "Biên giới xanh, biển đảo xanh" thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, 2017 do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; giải Nhì cuộc thi thơ về chủ đề "Biên giới và biển đảo" tỉnh Thanh Hóa năm 2017 là những phần thưởng xứng đáng cho "Cô gái của biên cương".

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.