Chuyên mục Văn hóa văn nghệ
Làng Quỳ Chử ngày hội
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần cũng như tín ngưỡng của người dân. Hình thành từ xa xưa, hình thức sinh hoạt văn hoá này đã tồn tại với hai phần cơ bản là phần lễ và phần hội. Hai phần này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó, phần lễ gồm những nghi thức cúng tế gắn với các loại hình tôn giáo tín ngưỡng, đời sống tâm linh của Nhân dân, còn phần hội, là những hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng bao gồm nhiều hình thức vui chơi giải trí, văn hoá, văn nghệ, đua tài, đua sức của người dân. Những ngày hội làng đầu xuân đầy sắc màu đã vẽ nên một bức tranh làng quê Việt Nam độc đáo và ấn tượng.
Xứ Thanh – non nước hữu tình
Xứ Thanh - vùng đất sơn kỳ thủy tú với những con người cần cù, nhân hậu, nghĩa tình. Mỗi dáng núi hình sông trên mảnh đất này đều lắng đọng những trầm tích văn hóa, cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Từ di chỉ núi Đọ- Thiệu Hóa, Hang Con Moong ở Thạch Thành, hay dấu ấn nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ đã khẳng định: xứ Thanh là một trong những cái nôi của di sản văn hóa dân tộc.
Mùa Giáng sinh an lành
Khi thời gian dịch chuyển dần sang những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc không khí Giáng sinh bao trùm lên toàn thế giới. Trong cái lạnh se sắt của những ngày Đông chí, mùa Giáng sinh gọi về những ấm áp, yêu thương, khiến con người xích lại gần nhau hơn, cùng hướng tới ước vọng an lành, hạnh phúc.
Phiên chợ vùng cao
Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Chợ phiên không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng.
Phiên chợ hạnh phúc
Vào mỗi cuối tuần, nhiều người ở thành phố Thanh Hoá lại đưa con đến tham gia phiên chợ hạnh phúc để tham quan và trải nghiệm mua sắm những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Hoà mình vào không gian phiên chợ, với các gian hàng đa dạng thân thiện, các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật, gặp gỡ các ca sĩ, nghệ sĩ, hot tiktoker, được cùng nhau tham gia thử thách… để gắn kết các thành viên trong gia đình thêm bền chặt hơn
Mùa hiếu hạnh
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt. Nó không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta mà còn là ngày để con cháu hiểu thêm về chữ hiếu, để được báo ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Liên hoan các cung, trung tâm thanh thiếu niên khu vực miền Bắc 2023
Liên hoan các cung, trung tâm thanh thiếu niên khu vực miền Bắc 2023 mới được diễn ra tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là dịp để các cung, trung tâm thanh thiếu niên có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, mang sắc màu riêng của từng địa phương giới thiệu cho bạn bè các tỉnh thành khác. Liên hoan đã diễn ra thành công trong 2 ngày: 16,17 tháng 8 với sự tham gia của 26 đơn vị.
Người nghệ sỹ thổi hồn vào mâm gỗ
Họa sỹ Hoàng Trọng Tuyển vốn được nhiều người biết đến là một “Thầy đồ” và khá gần gũi với những người yêu mến thư pháp. Đặc biệt gần đây, anh còn được biết đến là người đầu tiên ở xứ Thanh “thổi hồn” vào những bức tranh được vẽ trên nền các mâm gỗ thời xưa.
Sen trong văn hóa Việt
Một loài hoa biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, thanh cao; là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý và tinh thần vươn lên trong nghịch cảnh; hiện diện trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, hoa sen luôn có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt.
Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển
Lễ hội Cầu ngư là hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn liền với các cộng đồng dân cư vùng biển. Lễ hội cầu ngư được xem là lễ trọng lớn nhất trong năm, cầu cho quốc thái, dân an, trời yên biển lặng, cầu cho ngư dân đi biển được mùa bội thu. Đây còn là một nét đẹp văn hóa địa phương, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ tiền nhân đã góp phần xây dựng nghề biển.
Ngày hội của nghệ thuật chèo
Đời sống hiện đại, sự bùng nổ của thế giới số với các loại hình giải trí đa phương tiện và sự du nhập của văn hóa nước ngoài đã làm thay đổi sự quan tâm và nhu cầu thưởng thức của công chúng với nghệ thuật. Hai thập kỷ qua, chúng ta nghe nhiều và nói nhiều về những khó khăn của sân khấu nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là việc thiếu khán giả và thiếu lớp nghệ sĩ kế cận. Thế nhưng, những gì đang diễn ra tại cuộc thi năng sân khấu chèo, tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2023 lại cho thấy cái nhìn lạc quan trong nỗ lực bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống khi những đêm diễn vẫn chật kín khán giả và ngọn lửa đam mê vẫn rực cháy trong các thế hệ nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ hôm nay.
Cô gái của biên cương
Dòng chảy thơ ca Việt Nam luôn được bồi đắp bởi những vần thơ viết về biên giới, biển, đảo thiêng liêng cũng như về người lính. Thơ của tác giả Phong Lan nằm trong số đó, mộc mạc, gần gũi và chan chứa tình yêu thương. Hơn một thập kỷ bén duyên với thơ, Phong Lan đã có hàng nghìn bài viết về người lính Biên phòng trên mọi nẻo đường biên cương, biển đảo của Tổ quốc.
Hè về với biển xứ Thanh
Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.