Con tàu tập kết - Biểu tượng sinh động của tinh thần đoàn kết dân tộc
Cách đây tròn 70 năm, Thanh Hóa là một trong số các tỉnh miền Bắc được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ đón tiếp và chăm sóc cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết. Thấm sâu tình cảm ruột thịt "Bắc - Nam chung một nhà", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ việc chuẩn bị cơ sở vật chất, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, tốt nhất để đón tiếp đoàn cán bộ, chiến sĩ; thương, bệnh binh, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Hới, thành phố Sầm Sơn.
Trở lại thăm lại Cảng Hới, Sầm Sơn- nơi đặt biểu tượng con tàu tập kết, ông Trần Trí Trác vẫn hình dung rất rõ nét những ngày tháng chuẩn bị đón tiếp đồng bào miền Nam. Không khí ở Sầm Sơn lúc đó hối hả và khẩn trương. Hàng trăm công nhân và nhân dân, hàng vạn cây nứa, cây luồng, hàng trăm tấn củi… từ miền núi Thanh Hóa đưa xuống kịp thời để làm nhà đón tiếp. Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm được các huyện đưa về tập kết ở đây để chăm sóc cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam.


Ông Trần Trí Trác, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Trí Trác, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Lúc đó Sầm Sơn cho xây dựng 2 khu lán tại đây, khu lán A và khu lán B. Vật liệu từ các huyện được đưa về tập kết tại đây, người ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa cũng tập trung về để xây dựng các lán trại. Thời điểm đó ở khu vực Cảng Hới đông vui nhộn nhịp như ngày hội".
Khi những chuyến tàu chở hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam lần lượt rời bến Cà Mau, Cao Lãnh- Đồng Tháp và Quy Nhơn - Bình Định để hành quân ra Bắc thì cũng là lúc công tác chuẩn bị đón tiếp tại Cảng Hới, Sầm Sơn, Thanh Hóa đã hoàn tất trong điều kiện tốt nhất có thể.

Ngày ấy trên những con tàu tập kết, nhiều người lần đầu tiên đi tàu biển say sóng mệt lử, nhưng không khí ấm áp và tràn ngập tình yêu thương mà đồng bào Thanh Hóa chào đón khi cập bến Cảng Hới, Sầm Sơn đã tạc vào kí ức của những người con miền Nam. Để rồi dẫu thời gian đã trôi qua hơn 2/3 thế kỉ, nhưng khi nhắc lại trái tim của họ vẫn thổn thức nhịp yêu thương và biết ơn đồng bào Thanh Hóa.


Nhà giáo nhân dân Phan Văn Thơm, học sinh miền Nam tại Thành phố Cần Thơ
Nhà giáo nhân dân Phan Văn Thơm, học sinh miền Nam tại Thành phố Cần Thơ, cho biết: "Đi tàu Ba Lan 3 ngày 3 đêm mới tới Sầm Sơn, đến Sầm Sơn có những tàu bé ra đón, sau đó đi trên cầu nứa xập xình, 2 bên bà con đứng rất đông, thiếu nhi thì đánh trống ếch rầm rộ, cờ hoa nhiều không khí vui chúng tôi hết mệt mỏi. Lên bờ được ăn tô cháo lại sức".
Ông Đào Quang Từ, học sinh miền Nam tại Thành phố Cần Thơ, chia sẻ: "Đồng bào vSầm Sơn rất tốt. Chuyến tôi đi 3 ngày 4 đêm biển động rất lớn khi lên bờ đi không nổi. Vào bờ được dìu lên cái trại đầu tiên được bổi dưõng, ăn uống. Đó là vật chất thôi chứ đời sống tinh thần tuyệt nhiên tốt. Bởi vì lúc đó nhân dân miền Bắc và Hóa đói khổ vô chừng dân ăn củ chuối. Bà con chăm sóc con em miền Nam tốt. Chúng tôi như được ở trong chính ngôi nhà của mình".

Nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền Thanh Hóa đã xây dựng khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc với sự chung tay, góp sức đầy nghĩa cử của Ban liên lạc học sinh miền Nam Trung ương. Khu lưu niệm với rất nhiều hạng mục, trong đó nổi bật là biểu tượng con tàu tập kết ra Bắc năm 1954, các cụm tượng đài tái hiện những cuộc chia tay đầy lưu luyến tại các điểm tập kết phía Nam và cảnh đồng bào Thanh Hóa nồng hậu, yêu thương đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết tại Cảng Hới, Sầm Sơn.

Ông Trần Minh Tuấn, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang, cho biết: "Tôi là con cán bộ tập kết tại Cảng Hới, khi quay lại đây tôi hình dung hết những câu chuyện cha tôi kể về tình cảm Nam - Bắc, khiến tôi xúc động, tự hào".

Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sẽ góp phần giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau về một giai đoạn lịch sử đầy gian khổ nhưng cũng tràn đầy niềm tin, khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc. Hình tượng con tàu tập kết là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết, son sắt nghĩa tình của 2 miền Bắc – Nam, của dân tộc Việt Nam.

Không khí chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng tại thành phố Thanh Hóa
Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung. Và đối với người dân thành phố Thanh Hóa, mảnh đất nằm bên núi Rồng, sông Mã, nơi hình thành trận địa Hàm Rồng lịch sử, những ngày qua, các hoạt động chào mừng diễn ra trong bầu không khí sôi nổi nhưng cũng không kém phần xúc động.

Hàm Rồng chiến thắng trong ký ức những cựu pháo thủ
Năm 1965, Trung đoàn pháo cao xạ 228 – thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận nhiệm vụ thay thế Trung đoàn 234 bảo vệ cầu Hàm Rồng. Lúc bấy giờ, biên chế trong các đơn vị của Trung đoàn phần lớn là con em Hà Nội và tỉnh Hà Bắc cũ, tuổi vừa mười tám, đôi mươi. Những năm tháng chiến đấu ở Hàm Rồng đã trở thành quãng đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất đối với mỗi người. 60 năm đã trôi qua, ký ức về Hàm Rồng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những pháo thủ năm xưa.

Triển lãm “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất tử”
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, Trung tâm Triển lãm, Hội chợ - Quảng cáo – Đài Phát thanh & Truyền hình Thanh Hoá phối hợp cùng Trung tâm văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch thành phố Thanh Hoá đã tổ chức trưng bày triển lãm ảnh “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất diệt” tại Công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa. Triển lãm thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách tới tham quan.

Mỏi mòn chờ tái định cư
Hàng chục năm nay, các hộ dân thuộc khu dân cư xóm Hầu và một số hộ ở ngõ 149 Nguyễn Tĩnh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hoá phải sống trong cảnh "đi không được, ở cũng chẳng xong" do vướng vào quy hoạch của dự án khu đô thị mới Bắc Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hoá.

Cựu chiến binh Hàm Rồng dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
Sáng 3/4, Ban liên lạc Cựu chiến binh Hàm Rồng tại Hà Nội đã tổ chức dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng và Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hoá.

Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 3, ngày 4/4/2025
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 3, ngày 4/4/2025, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ vài nơi, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.

Quảng Xương tập huấn công tác lập bảng kê hộ, trang trại trong Tổng điều tra nông thôn năm 2025
Sáng ngày 2/4, huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị tập huấn công tác lập bảng kê hộ, trang trại trong Tổng điều tra nông thôn năm 2025 cho trên 200 cán bộ, công chức thuộc Ban chỉ đạo Tổng điều tra huyện; Tổ trưởng Tổ điều tra và điều tra viên các xã trên địa bàn huyện.

Đôi bạn
Có một câu chuyện về tình bạn đẹp của 2 học sinh khiếm thị hiện đang theo học tại trường THCS Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá. Câu chuyện của họ không chỉ là hành trình vượt lên số phận mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khiếm thị khác...

Xử lý nghiêm vi phạm giao thông tại các đường ngang dân sinh
Tại các đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này, Trạm Cảnh sát giao thông Quảng Xương, Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đang tăng cường lực lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Người kể chuyện Hàm Rồng
60 năm qua, cầu Hàm Rồng đã trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí anh hùng, cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Với tất cả vẻ đẹp vốn có, Hàm Rồng đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của bao thế hệ văn nghệ sỹ. Đối với nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chứng kiến những ngày tháng quân và dân ta chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông đã dành rất nhiều tình cảm và tâm huyết cho đề tài về cây cầu lịch sử này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.