đoàn kết dân tộc
Con tàu tập kết - Biểu tượng sinh động của tinh thần đoàn kết dân tộc
Cách đây tròn 70 năm, Thanh Hóa là một trong số các tỉnh miền Bắc được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ đón tiếp và chăm sóc cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết. Thấm sâu tình cảm ruột thịt "Bắc - Nam chung một nhà", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ việc chuẩn bị cơ sở vật chất, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, tốt nhất để đón tiếp đoàn cán bộ, chiến sĩ; thương, bệnh binh, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Hới, thành phố Sầm Sơn.
Sơ kết thực hiện Đề án 1371 giai đoạn 1 (2021-2024)
Chiều ngày 4/11, tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện đề án 1371 về “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”.
Cà Mau điểm tập kết 200 ngày ra Bắc
Khu vực tập kết Giá Rai - Cà Mau là nơi chuyển quân tập kết thời gian 200 ngày của các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà và quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Tại địa điểm tập kết chiến lược này, công tác công tác đón tiếp, chăm sóc cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam từ khắp nơi về được tỉnh Cà Mau thực hiện chu đáo, thắm đượm tinh thần đoàn kết dân tộc.
Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Tuy nhiên, trong điều khoản của Hiệp định Geneve đã lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết, không có giá trị ranh giới hay lãnh thổ. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài.
Vận dụng bài học đoàn kết của Cách mạng Tháng Tám trong thực tiễn hiện nay
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một sự kiện vĩ đại, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và để lại rất nhiều bài học quý giá, trong đó có bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc. Bài học đó đang được vận dụng sinh động trong thực tiễn ngày nay để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tỉnh Thanh Hóa với Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hòa cùng làn sóng cách mạng của cả nước, tại Thanh Hóa lúc bấy giờ, phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng, góp phần làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công - một trong những mốc son vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đồng bào Công giáo phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực cùng với cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp triển khai toàn diện và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (*)
Tại Hội nghị biểu dương ”Người tốt, việc tốt” trong đồng bào Công giáo tỉnh lần thứ V, giai đoạn 2020-2022, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài phát biểu ghi nhận những đóng góp quan trọng của đồng báo Công giáo, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào thi đua yêu nước sống “Tốt đời, đẹp đạo” của đồng bào Công giáo trong giai đoạn tới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.