Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 với chủ đề "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030" diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12. Tại Thanh Hoá, các đơn vị liên quan đã triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng tiếp cận toàn diện và cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm.
Năm nay 43 tuổi, một người đàn ông bị nhiễm HIV hơn 10 năm nay. Nhờ tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị, sử dụng thuốc đều đặn nên sức khỏe của anh luôn được duy trì ổn định.
Bệnh nhân HIV này cho biết: "Hàng tháng tôi đều đi khám, lấy thuốc và uống thuốc đều đặn. Tôi thấy sức khoẻ bình thường, vẫn đi làm".
Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 3 mục tiêu: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.
Tính đến hết tháng 11 năm 2024, Thanh Hoá mới đạt hơn 70% ở mỗi mục tiêu và toàn tỉnh hiện có trên 4.700 người nhiễm HIV. Thời gian vừa qua, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng rãi, đảm bảo người bệnh HIV/AIDS được điều trị liên tục, dễ dàng. Do đó, bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã từng bước được kiểm soát, số ca nhiễm mới giảm dần qua các năm.
Bác sĩ CK1 Lê Trí Tuệ, Trưởng khoa Phòng khám và điều trị HIV, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Phòng khám đang điều trị cho hơn 800 bệnh nhân nhiễm HIV, có cả trẻ em và người lớn, được cấp phát thuốc đầy đủ. Những bệnh nhân đến phòng khám đều được điều trị trong ngày, có nghĩa là nếu xét nghiệm có bệnh thì sẽ điều trị ngay".
Công tác phòng chống HIV/AIDS tại Thanh Hoá đã triển khai được gần 30 năm, có sự hỗ trợ lớn từ nguồn lực của các tổ chức, dự án quốc tế và kế hoạch đảm bảo tài chính của UBND tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Để hoàn thành mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, các cấp, các ngành địa phương trong tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện hiệu quả các biện pháp giảm thiểu lây nhiễm, giảm tác động đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Số ca nhập viện do tai nạn và ngộ độc thực phẩm tăng
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các bệnh viện trên địa bàn Thanh Hoá đảm bảo tốt công tác cấp cứu, điều trị. Kỳ nghỉ Tết năm nay, số ca tai nạn giao thông, tai nạn do pháo nổ và ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng so với năm 2024.
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc rượu trong những ngày Tết
Tết là thời điểm nhu cầu tiêu thụ các loại rượu, bia tăng cao hơn bình thường. Chính vì thế, nguy cơ ngộ độc, nhất là ngộ độc rượu có thể xảy ra. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần cảnh giác với tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol (cồn công nghiệp).
Thanh Hoá đảm bảo cấp cứu, điều trị bệnh trong những ngày nghỉ Tết
Để bảo đảm công tác cấp cứu và điều trị trong dịp Tết, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều chuẩn bị chu đáo tất cả các khâu từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cho đến đội ngũ nhân lực.
Những thói quen trong ngày Tết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời có thể xảy ra bất ngờ. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, khi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thay đổi, nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bất lợi, bao gồm đột quỵ có xu hướng gia tăng. Đây là vấn đề cần được lưu ý để bảo vệ sức khỏe trong những ngày lễ.
"Xuân ấm áp - Tết yêu thương" cho bệnh nhân ung thư
Với mong muốn mang đến cho người bệnh đón Tết cổ truyền của dân tộc trọn vẹn, ấm áp hơn, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã tổ chức chương trình "Xuân ấm áp – Tết yêu thương" cùng bệnh nhân đón Tết. Đây là hoạt động được Bệnh viện tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm chia sẻ nỗi đau, đồng hành cùng các bệnh nhân trong cuộc chiến chống ung thư, và tiếp thêm ngọn lửa yêu thương để các bệnh nhân có thêm sức mạnh chống chọi với bệnh tật.
Đảm bảo công tác khám chữa bệnh xuyên Tết
Với sự chuẩn bị kỹ càng về nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, lực lượng y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã bước vào những ngày trực xuyên Tết để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Quyết liệt ngăn chặn ngộ độc thực phẩm trong năm 2025
Trước tình hình gia tăng số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm 2024, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Cục sẽ có nhiều biện pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng này trong năm 2025.
Việt Nam - Điểm sáng về kỹ thuật ghép tạng của khu vực Đông Nam Á
Năm 2024 đã khép lại, cùng với nhiều thành công của ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam đã ghi thêm nhiều dấu ấn, đưa y học Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về ghép tạng của khu vực Đông Nam Á.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra vào dịp tết. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng.
Tết của y, bác sĩ làm nhiệm vụ cấp cứu, hồi sức
Ngày cuối năm, trái với không khí rộn ràng, vui tươi tràn ngập khắp phố phường, tại các bệnh viện, Tết lại là những ngày bận rộn và căng thẳng hơn. Nơi đây, không có khái niệm ngày và đêm, không có khái niệm về lễ, Tết… Áp lực, vất vả là vậy nhưng những y, bác sĩ vẫn luôn tận tâm, tận lực, nỗ lực hết mình để giành giật lại sự sống cho người bệnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.