Công nghệ Smart home – cho những ngôi nhà thông minh hơn
Trong thời đại 4.0, với sự bùng nổ của công nghệ, ai cũng có thể sở hữu những chiếc điện thoại thông minh… Một ngôi nhà ứng dụng các giải pháp công nghệ, nhà thông minh (Smart home) đang là xu hướng giúp nâng tầm chất lượng cuộc sống.
Bật - tắt đèn, điều khiển các thiết bị trong nhà như hệ thống đèn, camera, cửa cuốn tự động, rèm cửa, bình nóng lạnh... chỉ với các thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua kết nối internet. Đây là công nghệ còn khá mới mẻ. Là người đam mê công nghệ nên trước khi thiết kế nhà, chị Nguyễn Ngọc Ánh ở thị xã Bỉm Sơn đã tìm hiểu các tiện ích của mô hình Smart home và gia đình chị đã quyết định đầu tư trên 100 triệu đồng, để lắp đặt các giải pháp thông minh cho ngôi nhà của mình.
Chị Nguyễn Ngọc Ánh, Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi có công nghệ nhà thông minh, tôi cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Không chỉ không phải di chuyển nhiều mà tôi còn có thể điều khiển các thiết bị trong nhà từ xa. Bật đèn, nóng lạnh khi đang trên đường, về nhà đã có sẵn để sử dụng".
Thông thường, để điều khiển các thiết bị trong nhà, chị Võ Thị Thu Hà phải di chuyển nhiều lần và sử dụng nhiều công tắc khác nhau. Nhưng nay, với giải pháp nhà thông minh, chị Hà có thể điều khiển tất cả các thiết bị chỉ bằng một vài cú chạm trên màn hình cảm ứng của điện thoại di động. Qua thời gian dài sử dụng, chị Hà cảm thấy khá hài lòng khi nhà thông minh không chỉ tiện nghi, tiết kiệm được nhiều điện năng tiêu thụ, mà còn là giải pháp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, giúp gia đình chị hoàn toàn yên tâm khi ở, cũng như khi ra khỏi nhà.
Chị Võ Thị Thu Hà, Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Mình có đi vắng ở nhà có ai mở cửa hoặc bị đột nhập, thì nó sẽ báo về điện thoại và đèn sẽ sáng, điện thì có thể bật bất cứ phòng nào qua điện thoại".
Nhà thông minh (hay còn gọi smart home) đang là xu hướng công nghệ của thế giới trong kỷ nguyên số. Mọi thiết bị sử dụng điện năng (hệ thống đèn, hệ thống an ninh và các thiết bị điện tử gia dụng) đều được kết nối qua mạng Internet thông qua điện thoại và có khả năng "giao tiếp" với nhau. Chủ nhân có thể chủ động kiểm soát ngôi nhà, tối ưu các thiết bị, bảo vệ tổ ấm của mình khỏi các nguy cơ tiềm tàng (trộm cắp, cháy nổ), thông qua một chiếc smartphone, nhằm mang đến cho người dùng không gian sống thoải mái và tiện nghi nhất. Người dùng cũng có thể lập trình điều khiển hoạt động của các vật dụng hoặc cài đặt hoạt động của các thiết bị theo lịch hẹn giờ. Chủ nhân của ngôi nhà có thể dễ dàng điều khiển mọi thiết bị trong gia đình mình qua bảng điều khiển, hoặc thiết bị di động cầm tay, từ bất cứ nơi nào trên thế giới.
Anh Lê Kỳ Tiến, Giám đốc Công ty Thế Giới Mới, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà thông minh rất nhiều riện ích cho người sử dụng. Người sử dụng có thể quản lý tất cả thiết bị điện và kiểm soát khi mình ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, nhà thông minh còn mang lại sự an toàn và yên tâm cho người sử dụng".
Xu hướng nhà thông minh đã bùng nổ trên toàn thế giới trong những năm gần đây và đang dần phổ biến tại Việt Nam. Cuộc sống hiện đại khiến con người chịu nhiều áp lực trong việc cân bằng giữa việc nhà và việc xã hội. Quỹ thời gian nghỉ hạn hẹp, lại phải vướng bận việc nhà khiến nhiều người ít dành thời gian quan tâm đến những người thân yêu. Hệ thống nhà thông minh với các sản phẩm điện tử gia dụng tiện ích sẽ giải phóng gia chủ khỏi những áp lực này, giúp gia chủ có thêm thời gian dành cho bản thân và những phút giây sum vầy ý nghĩa với gia đình để tận hưởng một cuộc sống chất lượng.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.