ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Công nghiệp ô tô: Vì sao tỷ lệ nội địa hóa thấp?

Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, khó khăn lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp FDI gặp phải khi nội địa hóa sản phẩm là qui mô thị trường còn nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất cao và chênh lệch nhiều so với các nước trong khu vực.

14/11/2018 10:18

 

Công nhân một doanh nghiệp FDI đang kiểm tra kỹ thuật xe
Công nhân một doanh nghiệp FDI đang kiểm tra kỹ thuật xe

“Ông lớn” liên tục kêu khó

Dù đánh giá có nhiều chuyển biến nhưng trong báo cáo mới nhất gửi Chính phủ về thực hiện quy hoạch phát triển ngành ô tô và sản phẩm cơ khí trọng điểm, Bộ Công Thương cho biết, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất nhiều chuyện đáng bàn và suy ngẫm. Theo đó, ngành công nghiệp ô tô đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây và một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…

Theo thống kê, đến năm 2018, ngành sản xuất ô tô trong nước có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, trong đó 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở. Đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 53%. Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước.

Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa. Trong đó, xe tải nhỏ đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 50%. Xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 50% vượt chỉ tiêu so với quy hoạch.

Cũng theo Bộ Công Thương, về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra. Trong khi hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Bên cạnh đó, có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

Đánh giá chung về việc thực hiện nội địa hóa, Bộ Công Thương cho biết, với chủng loại xe chở người dưới 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hoá đạt thấp hơn từ 10 - 15% so với mục tiêu đề ra (50%) vào năm 2010. Với chủng loại xe ô tô tải và xe chở người trên 10 chỗ ngồi (xe khách), tỷ lệ nội địa hoá xe tải nhỏ và xe buýt trên 25 chỗ đạt khoảng 45 - 50%, gần đạt mục tiêu đề ra.

Do thiếu chính sách dài hạn?

Theo ông Toru Kinoshita - Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam (TMV), đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thời điểm mới đặt chân đến Việt Nam vào năm 1995, Toyota đã gặp nhiều khó khăn khi muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa do thị trường xe hơi lúc bấy giờ có quy mô rất nhỏ, chỉ khoảng vài ngàn xe mỗi năm nhưng có tới 10 nhà sản xuất với 20 nhãn hiệu khác nhau.

Để nâng dần tỉ lệ nội địa hóa, thời kì đầu, TMV đã thuyết phục được các công ty sản xuất phụ tùng linh kiện của Nhật vào Việt Nam đầu tư. Từ năm 2004 đến nay, các nhà sản xuất này không chỉ cung cấp cho Toyota và các DN trong nước mà còn xuất khẩu (XK) sang các nước khác với tổng kim ngạch XK đạt 500 triệu đô la Mỹ (tính đến tháng 6/2018) thông qua Trung tâm XK phụ tùng Toyota bên cạnh việc tự XK.

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà TMV gặp phải khi nội địa hóa sản phẩm, theo ông Toru Kinoshita là quy mô thị trường còn nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất cao và chênh lệch nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt khi thuế nhập khẩu (NK) từ các nước ASEAN về Việt Nam là 0% từ đầu 2018.

Về phía Chính phủ Việt Nam, Chủ tịch VAMA bày tỏ mong muốn xây dựng các chính sách dài hạn nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ô tô, giữ tỉ lệ hợp lý giữa xe sản xuất trong nước và xe NK nguyên chiếc. Tiếp đến, có chương trình hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách giữa xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe NK có những chính sách phù hợp với tất cả các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Phạm Tuyên - An Phú/Tiền Phong


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít

15:00 , 24/04/2025

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít.

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5

09:20 , 22/04/2025

Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua

06:23 , 22/04/2025

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

07:54 , 19/04/2025

Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít

15:33 , 17/04/2025

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu

09:05 , 17/04/2025

Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn

08:28 , 14/04/2025

Thanh Hóa hiện có hơn 600 sản phẩm OCOP từ 3- 5 sao. Sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, đưa các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa ngày càng vươn xa hơn.

Giảm tới gần 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu lập đáy mới

Giảm tới gần 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu lập đáy mới

14:52 , 10/04/2025

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (10/4) được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19.000 đồng/lít.

Giá lợn hơi tăng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc

Giá lợn hơi tăng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc

07:51 , 08/04/2025

Theo các chuyên gia thị trường, giá lợn hơi trong nước có thể tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới nếu nguồn cung không tăng trở lại.

Chính sách mới về thuế quan tác động đến việc giảm lãi suất của các ngân hàng trong nước

Chính sách mới về thuế quan tác động đến việc giảm lãi suất của các ngân hàng trong nước

20:01 , 07/04/2025

Mặc dù xu hướng giảm lãi suất huy động đang tiếp diễn, song giới chuyên môn cho rằng, rất khó để giảm thêm lãi suất trong giai đoạn tới, nhất là sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa Việt Nam.