Công tác xã hội trong bệnh viện chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển
Từ năm 2016, ngày 25/3 hàng năm được lấy là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Công tác xã hội là nghề còn khá mới mẻ ở nước ta, nhưng đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong các lĩnh vực xã hội. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân.
Công tác xã hội trong bệnh viện chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển
Hình ảnh những nhân viên luôn tất bật hướng dẫn các bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa dường như đã quá quen thuộc đối với rất nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là những nhân viên làm công tác xã hội trong bệnh viện.

Phòng công tác xã hội, bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 2020 trên cơ sở Tổ công tác xã hội trực thuộc phòng điều dưỡng. Công tác xã hội có đóng góp tích cực vào việc hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh của bệnh viện.

Tiến sĩ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Tiến sĩ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viện Đa khoa tỉnh xác định công tác xã hội trong bệnh viện là yếu tố phát triển bền vững của bệnh viện. Chính vì vậy bệnh viện đã chỉ đạo phòng công tác xã hội thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, trong đó hỗ trợ chăm sóc người bệnh, đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao hiểu biết người dân".
Tại hội thảo "Công tác xã hội trong bệnh viện chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển" được tổ chức mới đây, lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa cho biết: hiện nay trong số 38 bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 11 bệnh viện thành lập phòng công tác xã hội và 27 bệnh viện thành lập tổ công tác xã hội.

Tuy nhiên, nhân lực làm công tác xã hội trong bệnh viện còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản, hoạt động có nơi còn chưa thực chất. Mục tiêu của ngành y tế là tiếp tục chuẩn hóa công tác xã hội trong bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Tiến sĩ Đỗ Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở y tế Thanh Hóa
Tiến sĩ Đỗ Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở y tế Thanh Hóa cho biết: "Để nâng cao chất lượng công tác xã hội, tiếp tục làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức trong các cơ sở y tế, phát triển các nguồn lực công tác xã hội bao gồm phát triển đội ngũ làm công tác xã hội, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện để người làm công tác xã hội làm tốt hơn. Làm tốt công tác truyền thông kết nối".
Khi xã hội càng phát triển thì vai trò của công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong bệnh viện nói riêng ngày càng cần thiết, nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất, là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Do vậy, công tác xã hội cần được quan tâm hơn nữa, góp một phần vào công cuộc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.

Các chuyên gia lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, cao gấp 4,4 lần so với số ca tử vong do HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cộng lại. Các chuyên gia lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, nhất là do vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, rất cần đẩy mạnh việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.

Cảnh báo nguy cơ bệnh dại gia tăng bởi thời tiết nắng nóng
Thời gian gần đây, trên cả nước liên tục ghi nhận những trường hợp bị chó tấn công gây thương tích. Theo ngành y tế, khi bắt đầu nắng nóng, bệnh dại có nguy cơ bùng phát mạnh.

Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận 16 ca mắc sốt xuất huyết, rải rác ở 12 trong tổng số 26 huyện, thị, thành phố, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên hiện nay, mùa hè bắt đầu với thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, nên dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ có xu hướng gia tăng. Do đó, công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa dịch là rất quan trọng.

Đại hội Chi bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Ngày 12/4, Chi bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Bệnh sởi tại Việt Nam đã được kiểm soát, có xu hướng chung giảm
Bộ Y tế cho biết, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine, bệnh sởi ở nước ta đã được kiểm soát và có xu hướng chung giảm. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng dự báo, dịch sởi chưa dừng lại, vì vậy cần hết sức thận trọng để chủ động khống chế. Giải pháp hữu hiệu nhất là bao phủ bằng tiêm chủng vaccine phòng sởi.

Cảnh báo nguy hiểm tai nạn thương tích ở trẻ em
Từ đầu năm đến nay, Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình - thẩm mỹ- bỏng, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận gần 800 trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó nhiều trường hợp thương tích nặng. Các bác sĩ cảnh báo, tai nạn thương tích đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những ảnh hưởng trầm trọng cả về sức khỏe và về tinh thần cho trẻ em.

Các địa phương đã tiêm vaccine sởi đạt trên 95%
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng sởi, tính đến hết ngày 3/4, các địa phương đã triển khai tiêm vaccine này đạt 95,2%.

Cảnh báo tình trạng trẻ em bị chó cắn
Chỉ trong một tháng qua, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 5 trẻ em bị chó tấn công gây chấn thương nghiêm trọng. Điều đáng nói là phần lớn các em bị chó nhà nuôi cắn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.