Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Số ADVTV ững dụng khoa học công nghệ phát triển các sản phẩm công nghệ số
Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, Công ty Cổ phần truyền thông số ADVTV, chuyên cung cấp giải pháp công nghệ, phần mềm, thiết bị ngành quảng cáo truyền thông, màn hình cảm ứng tương tác trong đào tạo, thiết bị phòng học trực tuyến cho khách hàng, cơ quan, doanh nghiệp; do đó Công ty Cổ phần truyền thông số ADVTV đã và đang có nhiều giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ phát triển các sản phẩm công nghệ số đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu là gia công sản xuất thiết bị màn hình theo công nghệ đèn led. Chính vì vậy, những năm gần đây, xác định đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng, cấp thiết đối với doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty Cổ Phần Truyền Thông Số ADVTV đã đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ CNC cấp phôi tự động, máy cắt laser fiber, từng bước tự động hóa dây chuyền sản xuất. Nhờ đó, Công ty đã rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm nhân công vận hành và năng suất lao động tăng lên, sản xuất ra đèn led có chất lượng, độ phân dải lớn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Thế- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần truyền thông số ADVTV cho biết: "Đối với công nghệ đèn led trước đây chỉ là đèn led đơn led điểm, thời gian gần đây, Công ty Cổ Phần Truyền Thông Số ADVTV đã đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất ra đèn led có chất lượng cao, độ phân dải lớn hơn. Giúp khách hàng sử dụng tiện ích."
Bên cạnh đầu tư công nghệ hiện đại, phục vụ gia công sản xuất thiết bị màn hình led và màn hình tương tác, phục vụ nhu cầu thị trường, để tạo ra các phần mềm phục vụ nhu cầu của xã hội trong chuyển đổi số, Công ty đã tập trung phát triển đội ngũ nhân sự làm chủ các công nghệ mới 4.0 như công nghệ điện tử đám mây, công nghệ thực tế ảo, công nghệ tương tác, đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp, phầm mềm tăng trải nghiệm của người dùng cũng như phục vụ nhu cầu truyền thông, truyền hình trên các thiết bị màn hình hiển thị tốt hơn. Hiện nay, Công ty tập trung phát triển các phần mềm thực tế ảo, phần mềm giáo án điện tử, phầm mềm truyền thông số phát triển quảng cáo; phần mềm thương mại điện tử đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại các tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường. Đặc biệt, đối với thiết bị màn hình tương tác thông minh tích hợp với phần mềm giáo án điệu tử được áp dụng tại các nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, tạo hứng thú trong học tập đối với học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
Thầy giáo Cao Thế Anh, giáo viên trường THCS Nguyễn Du, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trước khi chưa có thiết bị thông minh hỗ trợ giáo viên dạy, việc dạy của giáo viên gặp nhiều khó khó, đặc biệt việc khai thác tài nguyên trên mạng, tổ chức các hoạt động cho học sinh diễn ra đơn giản, học sinh không hào hứng. Kể từ khi có thiết bị này, việc dạy của giáo viên thuận lợi hơn nhiều, đặc biệt phần khai thác tài nguyên trên mạng cũng như tạo ra các hoạt động trên thiết bị thông minh này. Bởi vì ngoài chức năng như một máy tính, máy tính bảng còn tương tác rất thông minh. Bên cạnh đó, kết hợp phần mềm viết bảng, khai thác các hoạt động trò chơi, tranh ảnh, thí nghiệm vật lý hóa. Riêng đối với bộ môn Toán, tất cả công cụ vẽ hình được tích hợp trên phần mềm nên giáo viên dạy nhàn, và giờ học sôi nổi, hoạt động phong phú."
Trong thị trường công nghệ điện tử đầy cạnh tranh, các sản phẩm nghiên cứu được ứng dụng thực tế đã mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống, đây chính là động lực để Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Số ADVTV tiếp tục nỗ lực sáng tạo cùng với các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình số hóa toàn diện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.