Công ty Điện lực Thanh Hóa nỗ lực chuyển đổi số
Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để phát triển ngành điện bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tập trung chuyển đổi số thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ; tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, qua đó đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mang đến sự hài lòng của khách hàng.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet, người dân có thể thực hiện đầy đủ các dịch vụ điện như xem chỉ số điện, thanh toán tiền điện, báo sự cố điện, ký hợp đồng cung ứng dịch vụ điện… mà không cần phải đến trực tiếp trụ sở điện lực Thanh Hóa. Các thông tin về ngành điện, lịch cắt điện... cũng được thông báo đến khách hàng qua các app chăm sóc khách hàng, Tổng đài 19006769, hệ thống website, qua tin nhắn zalo, facebook… Việc thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng trên không gian số là một trong những giải pháp quan trọng mà Công ty điện lực Thanh Hóa triển khai, mang đến nhiều tiện ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà, Phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "App dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tiện lợi, ví dụ như thanh toán tiền điện không phải đến điện lực mà ngồi nhà thanh toán, rất tiện lợi, chính xác, ngoài ra, kết nối qua zalo hàng tháng nhận thông tin điện lực gửi về đầy đủ".

Ông Bùi Đức Thuận, Giám đốc Điện lực thành phố Thanh Hóa
Ông Bùi Đức Thuận, Giám đốc Điện lực thành phố Thanh Hóa cho biết: "Dịch vụ đến cấp độ 4 hiện nay đã áp dụng 100% với khách hàng, tất cả khách hàng đều giao dịch trực tuyến, hiệu quả đem lại thì rất nhanh, tiện lợi, tiết kiệm được nhân công, khách hàng được cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi".
Cùng với việc thực hiện chuyển đổi số trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, Công ty điện lực Thanh Hóa cũng dành nguồn lực để đầu tư thiết bị, vật tư, xây dựng hệ thống quản lý, vận hành lưới điện thông minh. Điển hình như việc đưa vào vận hành hệ thống các trạm biến áp không người trực, tạo ra bước đột phá trong việc việc quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải.
Ông Nguyễn Chí Xuân, Phó đội trưởng Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế Thanh Hóa cho biết thêm: "Trạm không người trực đã đáp ứng được công nghệ số, giúp giảm bớt nhân sự để vận hành và các trạm được vận hành kiểm soát tại trung tâm điều khiển xa giúp quản lý vận hành linh hoạt, tốt hơn".
Sau gần 2 năm thực hiện chuyển đổi số, 100% các hợp đồng mua bán điện của khách hàng tại Công ty điện lực Thanh Hóa đã được thu thập thông tin và số hóa. Đến nay, công ty cũng đã số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ trong công việc sản xuất kinh doanh; hơn 50% số trạm biến áp đã vận hành không cần người trực; 60% công tơ cơ khí được thay bằng công tơ điện tử có chức năng thu thập dữ liệu từ xa. Qua đó góp phần tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo thuận tiện nhất cho khách hàng.

Chuyển đổi số là một hành trình dài, bên cạnh những thuận lợi cũng sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, cùng với đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, công ty Điện lực Thanh Hóa cũng đang tập trung đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp số cho toàn thể người lao động. Từ đó, từng bước chuyển đổi tư duy, cách làm, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.

Hiệu quả từ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa luôn quan tâm tới phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khởi động đánh giá mức độ chuyển đổi số các bộ, tỉnh năm 2024
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật theo hướng tinh gọn và khả thi. Đây là bước khởi động cho việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024.

Nhà mạng Việt Nam nâng băng thông, cải thiện tốc độ truy cập Internet
Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng nâng cấp hạ tầng Internet mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tập trung mở rộng băng thông, cải thiện chất lượng đường truyền mà không tăng giá, tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế số.

Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính
Để bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.