ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo: Cửa ngõ giao thương quan trọng trên tuyến biên giới Việt - Lào

Nằm ở điểm cuối của Quốc lộ 217 thuộc địa bàn Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cùng với cử khẩu Nậm Xôi thuộc địa bàn huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa 2 nước Việt Nam – Lào, 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn.

Quang Tùng-Mai Ngọc-Mạnh Tuấn

26/08/2022 11:48

Nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa 194 km, cách trung tâm huyện Quan Sơn 53 km; cách tỉnh lỵ Sầm Nưa của tỉnh Hủa Phăn 80km, cách huyện Viêng Xay 40km, cửa khẩu Na Mèo và cửa khẩu Nậm Xôi đã được chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào chính thức công bố là cửa khẩu quốc tế năm 2004. Đây là cửa khẩu quốc tế duy nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nơi diễn ra các hoạt động giao thương chủ yếu giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Lào. Với những đặc điểm nêu trên, cửa khẩu Quốc tế Na Mèo có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa, cả về kinh tế, giao lưu văn hóa, đảm bảo quốc phòng - an ninh. 

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo: Cửa ngõ giao thương quan trọng trên tuyến biên giới Việt - Lào - Ảnh 2.

Từ khi được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, hoạt động giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc vùng biên giới hai huyện Quan Sơn - Viêng Xay (Lào) diễn ra sôi động hơn. Trung bình hàng năm có khoảng từ 8.000 đến 10.000 lượt người xuất nhập cảnh qua lại, trao đổi hàng hóa, hợp tác làm ăn và giao lưu tình cảm. Ông Khăm Hom Mi Xay, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UB chính quyền huyện Viêng Xay – Tỉnh Hủa Phăn – Lào cho biết: "Viêng Xay là huyện nằm sát cạnh với Huyện Quan Sơn – Thanh Hóa, cửa khẩu quốc tế Na Mèo có vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế và Du lịch của huyện Viêng Xay chúng tôi; việc đi lại buôn bán, giao thương và giao lưu văn hóa của nhân dân hai huyện, nhất là người dân các thôn, bản vùng giáp biên giới được dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều".

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo: Cửa ngõ giao thương quan trọng trên tuyến biên giới Việt - Lào - Ảnh 3.

Giai đoạn 2016 - 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đạt gần 74 triệu USD, tăng 18% so với giai đoạn 2011 - 2015. Đặc biệt, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương năm 2020 đạt 27,4 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập nhẩu song phương đạt gần 17 triệu USD, trong đó trị giá xuất khẩu đạt trên 14,4 triệu USD; trị giá nhập khẩu đạt gần 2,5 triệu USD.

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo: Cửa ngõ giao thương quan trọng trên tuyến biên giới Việt - Lào - Ảnh 4.

Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn

Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn cho biết: "Đối với cửa khẩu Quốc Tế Nậm Sôi – Na Mèo là một cửa khẩu rất quan trọng của tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa vì Thanh Hóa và Hủa Phăn chỉ có duy nhất một cửa khẩu Quốc tế trên đường biên đất liền, nên đã góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh. Tuy vậy hiện tại khu kinh tế cửa khẩu chưa được phát triển, diện tích còn hẹp. Sau này chúng tôi có kế hoạch mở rộng mặt bằng tại khu vực cửa khẩu để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết như: Kho hàng hóa, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…phù hợp với tiềm năng của tỉnh Hủa Phăn. Trên cơ sở 5 tiềm năng của tỉnh, chúng tôi dự kiến trồng trọt, chăn nuôi và du lịch là những tiềm năng sẽ được khai thác sau khi Cửa khẩu được mở rộng. Đối với tuyến Du lịch Viêng Say sẽ được khai thác sau khi nâng cấp cơ sở hạ tầng từ Quan Sơn đi Viêng Say và kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn để thu hút du khách".

Để khai thác tiềm năng, giá trị của Cửa Khẩu quốc tế Na Mèo, thời gian qua, Huyện Quan Sơn đã quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ, kêu gọi thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh. Đồng thời, huyện chú trọng huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế. Trong đó, chợ Cửa khẩu Na Mèo với diện tích 7.000m2, quy mô khoảng 200 điểm kinh doanh đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, đạt tiêu chuẩn chợ hạng III.

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo: Cửa ngõ giao thương quan trọng trên tuyến biên giới Việt - Lào - Ảnh 5.

Để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế xã hội giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn và 2 huyện Quan Sơn – Viêng Xay, chính quyền địa phương 2 bên đường biên giới đều rất chú trọng đến công tác đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Trong đó, lực lượng biên phòng 2 bên đóng vai trò rất quan trọng. Đứng chân trên địa bàn huyện Quan Sơn, thời gian qua, đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, mà còn làm tốt công tác đối ngoại biên phòng. Đồng thời, Đồn đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của hai tỉnh làm tốt công tác kiểm soát xuất nhập cảnh, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục qua lại cửa khẩu biên giới được thuận lợi, nhanh chóng; đồng thời đấu tranh hiệu quả với các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại trên khu vực biên giới.

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo: Cửa ngõ giao thương quan trọng trên tuyến biên giới Việt - Lào - Ảnh 6.

Sau gần 20 năm được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu Na Mèo đã có sự phát triển về nhiều mặt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng và yêu cầu phát triển của các địa phương 2 bên đường biên giới. Vì vậy, việc khai thác, phát huy tốt vai trò và đóng góp của cửa khẩu Na Mèo trong thời gian tới là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn, mà còn là sự quan tâm của Chính phủ 2 nước Việt Nam – Lào. Một thuận lợi lớn là Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã được đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam theo quyết định số 52 ngày 25/4/2008. Đồng thời, trong quy hoạch vùng huyện Quan Sơn đến 2045 đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cũng được xác định là một điểm nhấn quan trọng của mô hình "một tuyến hành lang kinh tế" dọc Quốc lộ 217. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo là cần thiết trong tương lai; với kỳ vọng sẽ tạo ra cửa ngõ giao thương kinh tế - văn hóa quan trọng, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Lào, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn.


Nguồn: Phóng sự chuyên đề ngày 22.8

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
6 tháng đầu năm 2024: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2024: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD

08:02 , 03/07/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%

Tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%

07:57 , 03/07/2024

Tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay duy trì xu hướng giảm, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt.

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

07:51 , 03/07/2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2024, bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

14:48 , 02/07/2024

Những năm gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử. Qua đó nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

08:38 , 02/07/2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4%.

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

08:32 , 02/07/2024

Từ ngày 1/7, các loại tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội đều được điều chỉnh tăng lên.

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

08:18 , 02/07/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43 ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý thuế hoạt  động kinh doanh thương mại điện tử

Quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

09:21 , 01/07/2024

Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, ngành thuế Thanh Hóa đang tăng cường các giải pháp quản lý đối với hoạt động này trên địa bàn tỉnh.

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

08:53 , 01/07/2024

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới năm nay vẫn yếu nhưng nguồn cung vẫn sẽ rất dồi dào, nên giá tôm sẽ rất khó tăng mạnh trở lại.

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

08:00 , 01/07/2024

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá, trong tháng 6 năm 2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 293 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 15,9 tỷ đồng.