Chung tay vun đắp tình hữu nghị Thanh Hóa- Hủa Phăn
Hòa chung với dòng chảy của tình hữu nghị Việt - Lào trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng, 2 tỉnh láng giềng gần gũi Thanh Hóa - Hủa Phăn luôn đùm bọc, giúp đỡ nhau trong đấu tranh giành độc lập, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Trải qua thời gian, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thắm tình anh em luôn được các thế hệ cán bộ, nhân dân 2 tỉnh chung tay gìn giữ, vun đắp “ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.
Sáng sớm ở thị xã Sầm Nưa thật yên bình, những mái chùa cao vút ẩn hiện trong sương…. Cao nguyên trong lành, hoang sơ và yên bình này đã và đang xuất hiện những mối nhân duyên đẹp đẽ của những người con xứ Thanh với người con các bộ tộc Lào tại tỉnh Hủa Phăn, từ đó góp phần gắn kết bền chặt hơn mối quan hệ hữu nghị đặc biệt đời đời bền vững giữa hai nước Việt – Lào.
Đến với thị xã Sầm Nưa, du khách sẽ dễ dàng bắt găp quán bánh cuốn, bún chả mang hương vị xứ Thanh của anh chị Phin - Thanh. Chị Lê Thị Thanh là người con quê hương Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, còn anh Phin Na Lon sinh ra và lớn lên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. 10 năm về trước, Chị Thanh và anh Phin học cùng nhau tại trường Hồng Đức, họ đã có mối tình Lào- Việt thật đẹp. Chị theo anh về sinh sống tại thị xã Sầm Nưa, ban đầu anh chị đều làm cho các doanh nghiệp Lào, nhưng 3 năm gần đây do dịch bệnh covid-19 nên công việc của anh chị đều khó khăn. Vì vậy, 2 vợ chồng quyết định mở quán ăn để mưu sinh, đồng thời thực hiện được ước nguyện mang tinh hoa ẩm thực xứ Thanh đến với người dân Lào. Nhờ khéo tay, cần cù chịu khó và phong cách phục vụ nhẹ nhàng, chuyên nghiệp nên quán ăn của anh chị Phin Thanh rất đông khách, cả những người Việt đang làm ăn, sinh sống tại đây, cũng như đông đảo người dân Lào bản địa.
Ngôi nhà nhỏ nằm ven sườn dốc ở trung tâm thị xã Sầm Nưa đang là tổ ấm hạnh phúc của chàng trai Lào Hắc Xay Thoong Mi với người con gái xứ Thanh Nguyễn Thị Hoa. Cũng giống như đôi vợ chồng Phin – Thanh, trước đây chị Hoa và anh Hắc Xay Thong Mi đã gặp nhau khi cùng theo học ở trường Đại học Hồng Đức, và rồi tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt- Lào như sợi dây vô hình gắn kết mối nhân duyên đẹp đẽ này. Anh Hắc quyết định hỏi cưới và đưa chị Hoa về thị xã Sầm Nưa sinh sống, anh theo nghề dạy học còn chị buôn bán tại chợ Sầm Nưa. Vượt qua khoảng cách về địa lí, những khác biệt về dân tộc và văn hóa, tình yêu đã giúp chị Hoa hòa nhập rất nhanh với cuộc sống ở quê chồng, và những đứa con ra đời càng giúp họ gắn bó chặt chẽ, keo sơn với nhau. Anh chị cùng mong muốn: khi những đứa trẻ mang 2 dòng máu Việt- Lào lớn lên, chúng sẽ là những sứ giả tiếp tục kết nối, vun đắp mối tình hữu nghị đặc biệt giữa 2 tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa- Hủa Phăn và 2 nước Việt- Lào anh em.
Vùng đất cao nguyên thanh bình và xinh đẹp ở vùng Đông Bắc Lào này quả thật là mảnh đất "lành" được rất nhiều người con xứ Thanh lựa chọn để sinh sống và lập nghiệp. Vượt qua bao khó khăn, thử thách, cộng đồng người xứ Thanh ở Hủa Phăn không chỉ sản xuất kinh doanh thành công, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, mà còn góp phần vun đắp tình hữu nghị đặc biệt của hai nước Việt- Lào, hai tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa- Hủa Phăn vững bền hơn núi, hơn sông.
Cách đây tròn 20 năm lần đầu tiên đặt chân đến tỉnh Hủa Phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, doanh nhân Lê Văn Hưng, quê huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, và vợ là bà Lê Thị Hoàn đã nghiên cứu, quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Những ngày đầu, vợ chồng ông phải lặn lội vào các bản làng xa xôi để vận động bà con các bộ tộc Lào liên kết trồng ngô theo hình thức đầu tư ứng trước. Do người dân không có kinh nghiệm canh tác, nên không ít lần công việc kinh doanh của doanh nhân Lê Văn Hưng thất bại. Nhưng nhờ sự hợp tác, giúp đỡ chí nghĩa chí tình của chính quyền và nhân dân địa phương, ông đã từng bước vượt qua khó khăn, chinh phục vùng đất này, gặt hái được nhiều thành công ấn tượng, đồng thời góp phần tạo ra một cuộc "cách mạng" mới trong nông nghiệp cho tỉnh miền núi Đông Bắc Lào.
Ông Khăm Hôm Mi Vay - Bí thư huyện Ủy, chủ tịch huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào cho biết "Gia đình ông Hưng sang Viêng Xay đã giúp chúng tôi rất nhiều, đã khuyến khích và cung cấp vốn để người dân đưa kĩ thuật mới vào trồng trợt, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Tham gia hỗ trợ làm đường, xây nhà văn hóa, xây nhà tình nghĩa cho trại thương binh, hỗ trợ mua khẩu trang để phòng chống dịch covid-19 cho chính quyền và nhân dân Viêng Xay. Đối với chúng tôi, vợ chống ông Hưng và bà Hoan như con em Lào và chúng tôi tạo mọi điều kiện để gia đình ông tiếp tục đầu tư tại Viêng Xay".
Hiện nay, ngoài kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và hàng nông sản, công ty TNHH xây dựng và thương mại Hưng Phát còn phát triển sang lĩnh vực xây dựng và du lịch. Sau tất cả những nỗ lực không ngừng nghỉ, giờ đây ông Hưng đã tạo dựng được vị thế tốt cho doanh nghiệp của mình trên đất nước Triệu Voi, với doanh thu hàng năm trên 50 tỉ đồng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Với vợ chồng ông và gia đình, vùng đất Hủa Phăn giờ đã là quê hương thứ 2 nặng nghĩa ân tình.
Cũng như gia đình vợ chồng ông bà Hưng-Hoàn ở Viêng Xay, gia đình anh Nguyễn Minh Tình và chị Lê Thị Chăm ở huyện Sầm Nưa làm nghề thu mua lâm sản phụ và đầu tư sản xuất nông nghiệp đến nay đã được 18 năm. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh đầu tư ứng trước 40-50 tấn ngô giống và phân bón cho người dân Lào ở huyện Hua Mường, tỉnh Hủa Phăn và các huyện thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Theo anh Tình, việc đầu tư vào nông nghiệp tuy lợi nhuận không cao bằng các lĩnh vực khác, nhưng khai thác được tiềm năng đất đai và tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho bà con ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa.
Anh Phăn Son Khăm Păn Nha- bản Ham Tày, huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào cho biết "Từ ngày có vợ chồng anh Tình thu mua các loại cây thuốc tại đây bà con không phải đi xa để bán nên rất thuận tiện. Gia đình anh còn đầu tư giống ngô, làm đường cho bản nên nhờ có gia đình anh chúng tôi có nhiều việc làm để có thu nhập lo cho con cái ăn học, xây dựng được nhà mới để ở chúng tôi rất cảm ơn người Việt Nam".
Trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn hiện có gần 600 bà con kiều bào, lao động người Thanh Hóa đang sinh sống, làm ăn, cùng với khoảng 30 doanh nghiệp trong tỉnh sang đây đầu tư sản xuất kinh doanh. Họat động sản xuất kinh doanh của cộng đồng người Thanh Hóa tại đây đa dạng về ngành hàng, trong đó nổi bật nhất là ngành hàng chế biến gỗ, dịch vụ khách sạn nhà nghỉ, kinh doanh thực phẩm, hàng gia dụng…Do nhạy bén, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, nên công việc kinh doanh của người xứ Thanh tại Hủa Phăn khá thuận lợi và thành công. Các doanh nghiệp ưu tiên nhập nguồn hàng xuất xứ Việt Nam, đặc biệt các mặt hàng như xi măng, gạch ốp lát đều nhập từ các cơ sở sản xuất từ Thanh Hóa. Tại thị xã Sầm Nưa, hàng hóa thực phẩm mang thương hiệu Việt Nam hiện chiếm tới 50% thị phần, các mặt hàng công nghiệp và vật liệu xây dựng chiếm tới 70% thị phần. Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa, việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở xứ người không đơn thuần là lợi nhuận, mà còn góp phần quảng bá thương hiệu các sản phẩm của Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam ở thị trường nước ngoài; giúp người dân địa phương hiểu hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt, về quê hương xứ Thanh.
Xa quê hương lập nghiệp tại xứ người, cộng đồng người Thanh Hóa ở Hủa Phăn luôn nêu cao tình thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau. Những người sang trước tư vấn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho những người đi sau để cùng sản xuất kinh doanh thành công.
Cách đây 12 năm, sau khi tốt nghiệp ngành điện tại Việt Nam, anh Trần Văn Đức quyết định rời quê hương Thanh Hóa, chọn tỉnh Hủa Phăn để lập nghiệp. Do sự năng động, nhạy bén của tuổi trẻ, cùng với sự dìu dắt, trao truyền kinh nghiệm và hỗ trợ tích cực của các đàn anh, đàn chị đi trước, anh Đức đã sớm gây dựng được công ty riêng trong lĩnh vực xây lắp điện, với doanh thu mỗi năm trên 20 tỉ đồng. Doanh nghiệp của anh đang phấn đấu đồng hành cùng ngành điện Hủa Phăn đưa ánh sáng điện đến khắp các vùng sâu vùng xa của tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Anh Trần Văn Bảy cũng sang mở xưởng chữa chữa, kinh doanh linh phụ kiện ô tô tại thị xã Sầm Nưa mới chưa đầy 4 năm. Nhưng do đầu tư hệ thống máy móc và phương tiện sửa chữa đồng bộ, hiện đại, cùng với đội ngũ thợ chuyên nghiệp, tay nghề cao từ Việt Nam sang, nên Công ty Văn Bảy nhanh chóng tạo được uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sửa chữa và cung cấp phụ tùng ô tô tại thị xã Sầm Nưa. Hiện nay, công ty của anh tạo việc làm cho 8 lao động, với thu nhập trung bình đạt từ 15-20 triệu đồng/tháng.
Những người con xứ Thanh dù xa quê hương đã lâu, nhưng luôn mang trong mình đức tính tần cần cù, chịu khó, nên việc buôn bán kinh doanh của cộng đồng người Thanh Hóa tại Hủa Phăn ngày càng phát triển thịnh vượng. Bà con quê Thanh Hóa sống tập trung ở các khu vực như: Bản Na Sa Cang, Bản Tháp Mường (còn gọi là Kết Soong), khu vực quanh chợ Sầm Nưa mới, bản Na Thoong.... Nhiều hộ nhờ chăm chỉ làm ăn đã trở nên giàu có, trở thành những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, được chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao và rất có uy tín trong cộng đồng dân cư.Tại Chợ Sầm Nưa - Trung tâm giao thương lớn nhất của tỉnh Hủa Phăn, chúng tôi dễ dàng bắt gặp các gian hàng của người Thanh Hóa. Nhiều hộ tiểu thương đã buôn bán ở đây từ nhiều năm nay, với đa dạng các mặt hàng, ngành hàng. Trong kinh doanh, cạnh tranh là quy luật tất yếu, tuy nhiên nhờ cách thức giao tiếp thân thiện, hòa đồng, luôn giữ chữ "tín" nên các hộ tiểu thương người Việt luôn được các bạn hàng yêu quý và tạo điều kiện để làm ăn tốt nhất.
Do xa quê, lại thiếu thốn tình cảm nên cộng đồng người Thanh Hóa đã sớm thành lập hội đồng hương để tập hợp, giao lưu tình cảm, động viên nhau trong cuộc sống và hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tạo cầu nối giao thương giữa Hủa Phăn với Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam. Hội đồng hương Thanh Hóa cũng thường xuyên chung tay góp vốn giúp đỡ những gia đình trong hội lúc khó khăn, hoạn nạn. Trong những năm gần đây do đại dịch covid-19 cùng với việc kinh tế nước bạn lạm phát dẫn đến đồng kíp Lào giảm mạnh gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư, kinh doanh, buôn bán của cộng đồng người Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng. Nhưng nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền nước bạn, cùng với việc phát huy đức tính cần cù, tiết kiệm và tương trợ lẫn nhau, nên nhưng người Thanh Hóa đều trụ vững để vượt qua khó khăn.
Đối với cộng đồng người Thanh Hóa vùng đất cao nguyên thanh bình này đã trở thành quê hương thứ 2. Vào thăm thăm các chùa ở thị xã Sầm Nưa vào các dịp lễ như thế này, nếu không nghe giọng nói thì khó có thể phân biệt đâu là người Lào, đâu là người Việt. Cộng đồng người Thanh Hóa cũng luôn gắn bó và sống hòa đồng, thân thiện với bà con bản xứ, tích cực tham gia các phong trào an sinh xã hội của tỉnh bạn, hỗ trợ làm đường vào các thôn bản khó khăn, xây dựng hàng chục nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách ở địa phương. Ngoài ra, Hội đồng hương còn thường xuyên tổ chức ngày lễ kỷ niệm đầm ấm, vui vẻ để động viên nhau vững vàng trong cuộc sống nơi xứ người. Cùng với đó, cộng đồng người Thanh Hóa ở Hủa Phăn cũng luôn hướng về quê hương, đất nước với nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt, tham gia hỗ trợ lực lượng tìm kiếm và quy tập liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hi sinh tại Hủa Phăn.
Có thể khẳng định rằng, cộng đồng người Thanh Hóa là một trong những cộng đồng người đông đảo tại tỉnh Hủa Phăn, là cộng đồng năng động, đoàn kết và đang góp phần to lớn và việc thúc đẩy hợp tác giữa 2 tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, việc kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ tiểu thương còn nằm rải rác, chưa tập trung vào một địa điểm để tạo điểm nhấn và nâng cao sức cạnh tranh. Để khắc phục hạn chế này, Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hủa Phăn đang tham mưu và tranh thủ sự ủng hội của cấp ủy, chính quyền 2 tỉnh để xúc tiến việc quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại mang dấu ấn của người Thanh Hóa tại thị xã Sầm Nưa.
Những công trình công cao tầng, những tuyến phố hiện đại, những trung tâm thương mại, những khu chợ tập nấp và đa dạng hàng hóa, những nhà máy công nghiệp đang hình thành…Tất cả đang tạo nên một diện mạo mới, một sự khởi sắc mới cho Hủa Phăn- một tỉnh miền núi của vùng Đông Bắc Lào. Và cộng đồng người Thanh Hóa sinh sống tại đây có quyền tự hào vì đã và đang có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển toàn diện của Hủa Phăn hôm nay.
Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma- Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào cho biết "Từ khi Lào mở cửa cộng đồng người Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng đầu tư các lĩnh vực nông nghiệp, điện, khai khoáng, thủy lợi. Chúng tôi đã tạo điều kiện để cộng đồng và các doanh nghiệp người Thanh Hóa thuận lợi nhất là các thủ tục hành chính, giấy tờ và các quy định dưới luật nhanh gọn và thuận tiện hơn để tháo gỡ những khó khắn trong đầu tư kinh doanh. Chúng tôi đánh giá cao về những đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt Nam nói chung và cộng đồng người Thanh Hóa nói riêng cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tỉnh Hủa Phăn. Chúng tôi sẽ dành một khu đất để người Thanh Hóa xây dựng một trung tâm thương mại và cơ quan liên lạc nhằm thuận tiện hơn cho công tác hợp tác phát triển kinh tế của 2 tỉnh thời gian tới".
Cùng nhau uống chung nước dòng sông Mã, núi sông liền một dải, với mối tình kết nghĩa thắm thiết được vun đắp nhiều đời, 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đang tiếp tục kề vai sát cánh, dìu dắt nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách, vươn tới tương lai tươi sáng, xây dựng quê hương đẹp giầu. Trong mối tình thắm thiết đó, cộng đồng người Thanh Hóa tại Hủa Phăn là một nhân tố quan trọng, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và giao thoa giữa 2 nền văn hóa, 2 địa phương Thanh Hóa – Hủa Phăn và 2 dân tộc Việt - Lào.
Áp thấp từ cơn bão số 8 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên biển Đông
Sáng sớm 15/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 8) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Công điện về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão Usagi
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá vừa có Công điện về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão Usagi.
Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tỉnh Thanh Hóa làm việc tại huyện Như Xuân
Chiều 13/11, đoàn công tác số 1, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tỉnh đã làm việc với huyện Như Xuân về công tác triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.
Bá Thước quán triệt, triển khai Đề án xây dựng "xã, thị trấn không ma túy"
Chiều 13/11, huyện Bá Thước tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Đề án xây dựng "Xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố không ma túy" của Công an tỉnh Thanh Hoá (gọi tắt là Đề án 3822), giai đoạn 2024 - 2025.
Nhiều xe tải trọng lớn lưu thông trên quốc lộ 217B tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
Những ngày gần đây, trên quốc lộ 217B, đoạn qua các xã Thành Công, Thành Tân và thị trấn Vân Du, huyện Thành Thành xuất hiện nhiều xe ô tô tải chở đất có tải trọng lớn lưu thông. Phương tiện hoạt động liên tục suốt ngày đêm, không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến.
Đảm bảo giao thông tại các tuyến đường đang cải tạo, nâng cấp
Hiện nay, đã bước vào mùa khô, các đơn vị thi công đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung huy động nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, sửa chữa nâng cấp các tuyến giao thông. Tuy nhiên, để tránh xảy ra ùn tắc giao thông tại những tuyến đường vừa thi công vừa khai thác, ngoài phương án bảo đảm phân luồng giao thông của các nhà thầu, mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành việc điều tiết, hướng dẫn giao thông.
Kéo dài khai thác đêm tại một số sân bay dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam về việc khai thác bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa.
Tập trung làm thuỷ lợi mùa khô
Để khơi thông dòng chảy, đảm bảo tưới, tiêu và phục vụ sản xuất, từ đầu tháng 11/2024 các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh phối hợp với các địa phương đã tiến hành ra quân làm thuỷ lợi mùa khô, nạo vét, khơi thông các tuyến kênh tưới và trục tiêu.
10 tháng: Hơn 130.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong 10 tháng năm 2024 là trên 130.600 lao động, đạt 104% kế hoạch năm. Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam sang làm việc.
Bão số 8 trên Biển Đông có sức gió giật cấp 10
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, cơn bão số 8 trên Biển Đông đang di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.