ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã được tháo ngòi nổ

(TTV) - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí từ bỏ chiến tranh thương mại và rút lại các lời đe dọa áp thuế. Tuyên bố được đưa ra sau khi hai nước kết thúc vòng đàm phán thứ hai nhằm giải quyết những bất đồng thương mại gây căng thẳng trong thời gian qua. Kết quả các vòng đàm phán cho thấy không bên nào muốn đẩy tranh chấp hiện nay thành cuộc chiến thương mại "một mất một còn."

11/06/2018 19:12

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hai ngày đàm phán cam go, Mỹ và Trung Quốc nhất trí sẽ tránh đẩy tình trạng căng thẳng leo thang liên quan tới các mức thuế quan, giữ nguyên các mức thuế hiện hành và giải quyết những mối lo ngại về thương mại “một cách chủ động”. Trung Quốc sẽ mua thêm nhiều hàng hóa trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ với Mỹ lên tới hơn 370 tỷ USD.

Ngoài ra, hai nước cũng nhất trí khuyến khích đầu tư hai chiều, đồng thời cam kết tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng. Thỏa thuận này được đánh giá là đã tuân thủ theo nguyên tắc "cùng thắng" bởi  Mỹ sẽ có cơ hội giảm thiểu thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ đạt được sự nhất quán trong việc mua hàng hóa của Mỹ để mang lại lợi ích cho sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nêu rõ đàm phán đã đạt những tiến triển rất ý nghĩa. Về phần mình, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người dẫn đầu phái đoàn cấp cao Trung Quốc tới Washington trong tuần qua, nhận định đây là một chuyến thăm tích cực, thiết thực, mang tính xây dựng và hiệu quả cao. Phó Thủ tướng Lưu Hạc nhấn mạnh kết quả đàm phán tích cực vừa đạt được xuất phát từ "nhu cầu của nhân dân hai nước và thế giới".

Đó cũng là nhận định của giới phân tích khi cho rằng việc tiến hành tham vấn thương mại song phương phù hợp với các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới. Chuyên gia Li Yong thuộc Hiệp hội Thương mại quốc tế Trung Quốc nhấn mạnh việc Mỹ và Trung Quốc tổ chức 2 vòng đàm phán thương mại chỉ trong một thời gian ngắn thể hiện thiện chí của hai nước.

Ông nêu rõ đối thoại luôn mang lại lợi ích lớn hơn và giảm thiểu tổn thất hơn so với đối đầu. Trong khi đó, Giáo sư Wang Yong thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sẽ giúp Trung Quốc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tăng trưởng về chất, và củng cố quan hệ đối tác thương mại với nền kinh tế số một thế giới.

Đối với Mỹ, việc Trung Quốc mua thêm hàng hóa và dịch vụ của nước này cũng sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc làm. Nhìn chung, các nhà phân tích nhận định mối quan hệ thương mại cùng có lợi và gần gũi hơn giữa hai cường quốc kinh tế thế giới chắc chắn sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho hai nước nói riêng và toàn cầu nói chung. Bởi vậy, kết quả vòng đàm phán lần này được đánh giá đã cho thấy xu thế của hai bên "chủ động cùng thắng".

Chưa vội bàn đến những lợi ích xa xôi. Trước mắt có thể thấy thiện chí bước đầu của Trung Quốc và Mỹ sẽ khép lại các biện pháp trả đũa lẫn nhau mà nếu được thực thi, các nhà sản xuất và người tiêu dùng của cả hai nước sẽ là bên hứng chịu nhiều tổn thất nhất. Hồi tháng trước, Tổng thống Trump mở màn trận so găng khi tuyên bố áp mức thuế 25% đối với hơn 1.000 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có các mặt hàng chủ chốt như robot, phụ tùng máy bay và máy rửa bát...

Ngay lập tức, Trung Quốc cũng tung đòn đáp trả khi công bố danh sách 106 mặt hàng xuất khẩu của Mỹ có thể phải chịu mức áp thuế tương đương như đậu nành, ô tô và các sản phẩm hóa chất. Các động thái "dằn mặt" nhau giữa hai cường quốc kinh tế thế giới đã khiến các thị trường toàn cầu lao đao và giới đầu tư lo ngại về những tác động được đánh giá là sẽ gây ra những cú sốc tài chính trong những năm tới

Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc hiện đang là những đối tác quan trọng, là thị trường chủ chốt của nhau và đóng góp hơn 40% tổng GDP toàn cầu. Bởi vậy, điều cốt yếu trong quan hệ kinh tế, thương mại Mỹ-Trung là "hợp tác cùng thắng". Trong quá trình hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau, Mỹ và Trung Quốc  vẫn có tiềm năng to lớn cho sự hợp tác sâu rộng hơn.

Đối với Mỹ, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và là điểm đến đầu tư với lợi nhuận tối đa nhất. Mặt khác, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ Mỹ. Điều này có thể tạo động lực thúc đẩy thương mại giữa hai nước.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Quốc tháng 11/2017, hai nước đã ký kết các hợp đồng thương mại và thỏa thuận đầu tư với giá trị hơn 250 tỷ USD, bao gồm các lĩnh vực như: năng lượng, sản xuất, nông nghiệp, hàng không và ô tô.

Nhìn lại "lịch sử" , giới chuyên gia đánh giá căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dù do bên nào khơi mào, cũng chừa lại "một không gian để thỏa hiệp". Như việc Mỹ tuyên bố thực hiện đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lần này, mục đích của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như là gây áp lực để Trung Quốc có những nhượng bộ nhất định trên bàn đàm phán, nhiều hơn là khơi mào chiến tranh thương mại với kết quả bất lợi cho cả hai.

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump về áp thuế, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã chủ động điện đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và hai bên đạt được nhận thức chung về duy trì trao đổi thông tin liên quan. Hay việc ngay trước vòng đàm phán thương mại thứ hai này, Mỹ thông báo cân nhắc "các giải pháp thay thế" đối với những biện pháp trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt đối với hãng sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc, khiến hãng ngừng hoạt động và đang đứng trước nguy cơ phá sản, cũng được xem là động thái  giúp làm dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ hồi giữa tháng 4 vừa qua cấm các công ty Mỹ bán phần mềm và linh kiện cho hãng viễn thông Trung Quốc này trong vòng 7 năm do vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran. ZTE cũng đã bị Mỹ phạt 1,2 tỷ USD.

Về phía Trung Quốc, rõ ràng Bắc Kinh cũng không muốn tình hình leo thang. Điều này có thể thấy được từ mức thuế “trả đũa” mà Trung Quốc đưa ra không quá lớn, chỉ khoảng 3 tỷ USD, với mục đích rõ ràng là để lại không gian cho đàm phán.

Hơn thế nữa, sau khi Tổng thống Trump khơi mào nguy cơ chiến tranh thương mại, Trung Quốc đã tổ chức Diễn đàn cấp cao phát triển Trung Quốc, mời nhiều nhân vật có ảnh hưởng của Mỹ tới Bắc Kinh để đối thoại, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Mỹ-Trung cùng thắng, với hy vọng từ đó gây sức ép với người đứng đầu Nhà Trắng.

Ngày 18/5 vừa qua, ngay khi vòng đàm phán thương mại thứ hai bước vào thời điểm quan trọng, Trung Quốc cũng thông báo hủy bỏ cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng lúa miến nhập khẩu từ Mỹ, như một cách để thể hiện "thiện chí" của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bề ngoài có dấu hiệu hòa hoãn, nhưng thực chất ẩn sâu bên trong là những "cơn sóng ngầm" có thể trực trào bất kỳ lúc nào.

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ cả hai phía khiến sự mất cân đối mậu dịch giữa hai nước khó có thể được giải quyết, nên tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ còn dai dẳng. Tuy nhiên, kết quả các vòng đàm phán đang diễn ra cho thấy không bên nào muốn đẩy tranh chấp hiện nay thành cuộc chiến thương mại “một mất một còn”. Giới phân tích nhận định có lẽ Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật kéo dài các cuộc đàm phán. Như vậy họ có thế có thêm thời gian, thể hiện thiện chí thảo luận về những quan ngại của của Washington với hy vọng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ đem lại một chính quyền “ôn hòa” hơn. Trong quá khứ, hiếm có tổng thống Mỹ nào xử lý vấn đề thâm hụt mậu dịch theo cách mà ông Trump đang làm, và những chính sách của Mỹ hiện nay có thể bị bãi bỏ một khi có chính quyền mới. Về phần Mỹ, mối lợi từ thị trường Trung Quốc to lớn và quan trọng cũng sẽ buộc Washington phải cân nhắc từng đường đi nước bước để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tốt hơn, thay vì một cuộc chiến khó phân thắng bại mà cả hai bên đều tổn thất nặng nề.

Nhìn chung, có thể thấy cuộc tranh chấp mậu dịch hiện hành giữa Mỹ và Trung Quốc mới chỉ là “vòng một” của cuộc chiến kinh tế sẽ kéo dài nhiều năm, nếu không nói là hàng thập niên. Bất luận nước nào ở thế thượng phong thì cuộc chiến đó cũng gây ảnh hưởng bất lợi tới phần còn lại của thế giới, nhất là những nền kinh tế nhỏ hơn vốn phải dựa vào cả hai nước này để phát triển. Trong bối cảnh đó, xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới công nghệ là chìa khóa để những nền kinh tế nhỏ đối phó với những “cơn gió ngược” đến từ cuộc chiến kinh tế giữa hai “ông lớn” này.

Vân Bình - Thanh Liên - Thúy Hà


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8

23:34 , 11/05/2025

Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo, “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.

Các cuộc không kích của RSF khiến ít nhất 33 Sudan thiệt mạng

Các cuộc không kích của RSF khiến ít nhất 33 Sudan thiệt mạng

23:33 , 11/05/2025

Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở Sudan -trong các cuộc tấn công do Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) thực hiện, lực lượng đã giao tranh với quân đội Sudan kể từ tháng 4/2023.

Hãng Google bị kiện tại Italy với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường

Hãng Google bị kiện tại Italy với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường

23:00 , 11/05/2025

Tập đoàn Moltiply của Italia mới đây đã đệ đơn kiện hãng Google lên tòa án Milan, yêu cầu bồi thường 2,97 tỷ euro (tương đương 3,34 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh, Google đang đối mặt với nhiều thách thức pháp lý tại Châu Âu, bao gồm các cuộc điều tra về hành vi độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và việc tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) mới của Liên minh châu Âu EU.

Boston Dynamics ra mắt robot hình người Atlas thế hệ mới có khả năng quay phim chuyên nghiệp

Boston Dynamics ra mắt robot hình người Atlas thế hệ mới có khả năng quay phim chuyên nghiệp

20:31 , 11/05/2025

Trong bối cảnh việc ứng dụng robot đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả trong lĩnh vực phim ảnh, nhà sản xuất robot Boston Dynamics của Mỹ cùng các đối tác mới đây đã chế tạo thành công robot hình người thế hệ mới được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đảm trách vai trò quay phim giống như con người.

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thụy Sĩ

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thụy Sĩ

20:07 , 11/05/2025

Ngày 11/5, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tiếp tục ngày đàm phán thứ 2 tại Geneva, Thụy Sỹ với mục tiêu làm dịu cuộc chiến thương mại đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Sau ngày đàm phán thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng hoan nghênh và đánh giá rằng, hai bên đã đạt được một sự khởi đầu lại hoàn toàn theo cách thân thiện và mang tính xây dựng.

Ấn Độ và Pakistan tái xung đột sau thỏa thuận ngừng bắn

Ấn Độ và Pakistan tái xung đột sau thỏa thuận ngừng bắn

20:00 , 11/05/2025

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh căng thẳng, nhưng chỉ vài giờ sau, hai bên lại cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp định. Sự việc đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của thỏa thuận giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á này.

Nga thực hiện lệnh ngừng bắn 72 giờ nhân dịp Ngày Chiến thắng

Nga thực hiện lệnh ngừng bắn 72 giờ nhân dịp Ngày Chiến thắng

18:05 , 08/05/2025

Ngày 7/5, Điện Kremlin cho biết, lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất vẫn có hiệu lực như dự kiến, tức bắt đầu từ 0 giờ ngày 8-5 (giờ Moscow). Lệnh ngừng bắn được đưa ra trong bối cảnh Nga tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Tổng thống Mỹ tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao với hàng hóa Trung Quốc

Tổng thống Mỹ tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao với hàng hóa Trung Quốc

18:04 , 08/05/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/5 tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước sắp diễn ra tại Thụy Sĩ.

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản

18:03 , 08/05/2025

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 8/5 đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông. Đây là vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 3 vừa qua và là vụ phóng tên lửa đạn đạo thứ 2 của nước này kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm nay.

Lễ hội mùa xuân Seihakusai tại Nhật Bản

Lễ hội mùa xuân Seihakusai tại Nhật Bản

18:02 , 08/05/2025

Thành phố Nanao thuộc tỉnh Ishikawa của Nhật Bản mới đây đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Seihakusai, một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc nhất của đất nước mặt trời mọc nhằm cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống an lành.