Cuộc chơi của đất
Gốm là một trong những phát minh quan trọng của loài người. Nghệ thuật gốm đã tồn tại hàng ngàn năm và gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc.
Theo tài liệu khảo cổ cho thấy, đồ gốm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng vào một vạn năm trước và nó gắn bó vô cùng mật thiết với đời sống của Nhân dân. Tuy nhiên, đồ gốm thời kỳ sơ khai vẫn còn rất thô sơ. Bước vào giai đoạn phát triển của đồ đồng thì gốm sứ Việt Nam cũng từ đó mà hoàn thiện và phát triển hơn. Các sản phẩm gốm thời kỳ đồ đồng phong phú, đa dạng như: nồi, chõ, bát, đĩa, chậu, hoa tai, vòng tay... Về chất liệu thì chủ yếu vẫn là đất nung, một số sản phẩm có thêm lớp áo đất với các màu khác nhau. Về họa tiết trang trí thì chủ yếu là những nét chìm.
Thế kỷ 10 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam: Thời kỳ phục hồi độc lập dân tộc sau hơn một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Suốt bốn thế kỷ, từ nhà Lý sang nhà Trần, đồ gốm đạt được những thành tựu rực rỡ. Quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, chất liệu... đều được mở rộng. Nhiều loại men được ứng dụng và ổn định về công nghệ. Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện ở thời kỳ này bên cạnh men tro và men đất. Ba yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của đồ gốm là hình dáng, hoa văn trang trí, men màu. Sự phát triển của kỹ thuật và trình độ thẩm mỹ cao đã tạo nên sản phẩm gốm thời kỳ này có ba loại nổi tiếng là gốm men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc.
Trải qua hàng nghìn năm, nghề gốm lúc thịnh, lúc suy, song các thế hệ người làm gốm vẫn đau đáu một niềm gìn giữ nghiệp tổ của cha ông, lò nung ngày đêm đỏ lửa để cho ra những sản phẩm tinh hoa chứa đựng đam mê, sức sáng tạo và gửi gắm tình cảm, tinh thần chịu thương chịu khó của người Việt.
Như một mạch ngầm trong dòng chảy văn hóa, kết nối xưa và nay, gốm đã bước từ cuộc sống dung dị hàng ngày để trở thành những tác phẩm nghệ thuật, thành một thú vui tao nhã của nhiều người trẻ. Không chỉ là cách để thả lỏng tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo, làm gốm còn giúp những người trẻ hiện đại tiếp xúc, gắn bó với nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Hoạt động này đang được nhiều người trẻ lựa chọn, để tìm lại bình yên trong cuộc sống ồn ào.
Những năm về trước, xưởng gốm nhỏ này được anh Trần Xuân Tý xây dựng với mục đích làm xưởng sáng tác của riêng mình. Nhưng vài năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu nhiều người muốn trải nghiệm các nghề thủ công như làm gốm ngày càng tăng, anh đã quyết định mở cửa xưởng, đón du khách đến tham quan, trải nghiệm. Góc nhỏ trải nghiệm được anh bài trí nhiều bàn xoay, lò nung và các dụng cụ làm gốm đã thu hút các du khách, đặc biệt là giới trẻ muốn tìm hiểu nghệ thuật làm gốm.
Họa sỹ Nguyễn Hoàng Linh, Trưởng Ban Mỹ thuật – Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa chia sẻ: "Đây vừa là không gian hoạt động nghệ thuật riêng của anh anh Trần Xuân Tý cũng vừa là nơi các hoạ sỹ trong Ban Mỹ thuật của Hội Văn học nghệ thuật tới giao lưu, có những tạo hình về các chất liệu điêu khắc nói chung, về gốm nói riêng".
Từ những viên đất sét mềm mại, du khách sẽ được hướng dẫn cách tạo ra tác phẩm gốm đẹp mắt và mang dấu ấn cá nhân.
Đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là công đoạn nhào nặn và tạo hình đất sét trên bàn xoay, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo. Ở công đoạn này, du khách phải đặc biệt chú ý điều chỉnh lực tay và tốc độ bàn xoay để tạo ra những chi tiết mong muốn. Bởi nếu lỡ tay, đất sét có thể bị nát hoặc méo mó, làm hỏng toàn bộ sản phẩm. Tiếp đó là đến khâu trang trí. Du khách có thể sử dụng các dụng cụ như dao, lược, bút chì… để vẽ hoa văn, chữ viết hay hình ảnh lên bề mặt sản phẩm theo sở thích của mình. Bước cuối cùng, sản phẩm gốm sẽ được đưa vào lò nung để tạo độ cứng và bóng. Quá trình nung kéo dài khoảng 30 phút, vậy mới đủ để hình thành những tác phẩm gốm.
Đối với nhiều người, việc làm gốm không chỉ là khám phá một hình thức nghệ thuật, mà còn là cách để họ thể hiện sự sáng tạo, khám phá bản thân, tìm hiểu và thể hiện cảm xúc của mình một cách tự do và an toàn.
Thông qua việc tạo ra những sản phẩm từ đất, họ không chỉ thêm hiểu biết mà còn khám phá ra khả năng tiềm ẩn bên trong và tạo nên những kỷ niệm vô giá. Sự hồi hộp, cảm giác tự do, sự thỏa mãn... tất cả trải nghiệm ấy đều tuyệt vời và đắt giá hơn bao giờ hết.
Trải nghiệm làm gốm là một hành trình tuyệt vời để bước vào thế giới của những người nghệ nhân đầy tài năng và sáng tạo. Cảm giác được chạm tay vào những miếng đất, vẽ dần lên hình hài gốm sứ sẽ khiến cho người ta nhớ mãi. Lắng nghe tiếng nói của đất sét, thông qua đôi tay và tâm hồn, mỗi người sẽ được thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình trong từng tác phẩm.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Từ thiện
Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.
Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo
Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023
Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số của cả năm 2023.
Đón mây
Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…
Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi
Nằm bên tả ngạn sông Chu, vùng đất cổ Đàm Xá còn được biết đến với tên Kẻ Đầm (nay là xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân). Có lịch sử hình thành và phát triển từ ngàn năm về trước, trong không gian vùng đất cổ còn lưu giữ những dấu tích lịch sử, văn hóa đậm nét. Trong đó, di tích lịch sử đình làng Quảng Thi là một điểm nhấn văn hóa trên đất cổ Đàm Xá.
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
Lò cao kháng chiến Hải Vân – Chứng tích một thời đạn lửa
Về với huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng người dân bản địa, mà còn được chiêm ngưỡng những chứng tích lịch sử hào hùng của những năm tháng chiến tranh gian khổ mà đầy oanh liệt của dân tộc.
Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch
Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.