Chuyên mục Văn hóa nghệ thuật
Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
Cuộc chơi của đất
Gốm là một trong những phát minh quan trọng của loài người. Nghệ thuật gốm đã tồn tại hàng ngàn năm và gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc.
Triển lãm mỹ thuật khu vực 4 Bắc miền Trung - Nơi hội tụ những tác phẩm nghệ thuật đa sắc
Có thể nói một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa trong nửa cuối tháng 8 đó chính là Triển lãm Mỹ thuật khu vực IV Bắc miền Trung đang diễn ra tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ - Quảng cáo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Hoạt động này không chỉ thu hút sự tham gia của đông đảo giới mỹ thuật của khu vực Bắc Trung Bộ mà còn tạo nên hiệu ứng lan tỏa sâu rộng, tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân tỉnh nhà. Mỗi tác phẩm mỹ thuật tại triển lãm là một mảnh ghép góp phần khắc họa nên bức tranh toàn cảnh về bản sắc văn hóa vùng đất và con người của dải đất miền Trung.
Giáo dục lịch sử thông qua những giờ học ngoại khoá
Bảo tàng là nơi hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử, nơi khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ. Thông qua hệ thống tư liệu, hiện vật, hình ảnh, thước phim sinh động..., bảo tàng được xem là một trường học lý tưởng ngoài nhà trường. Nhằm giáo dục lịch sử địa phương, để thế hệ trẻ có cái nhìn đúng và trân trọng, phát huy những giá trị lịch sử của cha ông, những năm qua, bên cạnh việc phối hợp với ngành giáo dục, đẩy mạnh việc tìm hiểu các kiến thức lịch sử thông qua kênh bảo tàng, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cũng đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm gắn với trưng bày vào dịp hè. Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với học sinh, giúp các em có cái nhìn toàn diện và sinh động thông qua những hiện vật được lưu giữ.
Quê hương thương nhớ
Mỗi miền đất trên quê hương xứ Thanh đều mang trong mình những nét duyên riêng. Hoặc thầm kín sâu lắng hoặc dữ dội đến cuồng nhiệt mà đắm say. Và đó cũng là mạch nguồn để mỗi người nghệ sĩ chắt chiu, tạo nên những tuyệt phẩm thơ, ca về quê hương mình. Mảnh đất làng Nhồi với núi đá, hòn vọng Phu, với đền chùa, dòng sông Lê uốn khúc… cùng những con người hào sảng, chân thành, tình cảm mẹ cha, tình nghĩa vợ chồng, tình thân bè bạn đã tạo nguồn cảm xúc mãnh liệt để tác giả thơ Trần Minh Quế viết nên những lời nhớ, lời thương.
Nơi hội ngộ của những người yêu chèo
Trong không khí cởi mở, thân tình, ấm áp, gần gũi, chương trình giao lưu “Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc” lần thứ 9 - năm 2024 đã khép lại vào cuối tuần qua. Dẫu chỉ là một sân chơi không chuyên thế nhưng suốt 9 năm qua đã có hàng nghìn người yêu chèo không quản ngại đường xá xa xôi về tề tựu để được giao lưu, biểu diễn trên sân khấu và thỏa mãn niềm đam mê. Điều đó như một minh chứng cho thấy bộ môn nghệ thuật truyền thống này vẫn có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
Những chuyến đi thực tế - nơi khởi nguồn các sáng tác chất lượng
Thực tiễn là chất liệu cho hành trình sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Từ thực tiễn được ghi nhận, mỗi người nghệ sĩ sẽ nói lên được tiếng lòng của mình, bằng các hình thức thể hiện khác nhau để ghi dấu ấn trong lòng công chúng, và có một sức sống bền bỉ. Dù có đi qua bao nhiêu sự chảy trôi của thời gian thì sự ra đời và tồn tại của các tác phẩm văn học nghệ thuật vẫn phải được cất cánh bay lên từ thực tế, thấm đẫm hơi thở thời đại và hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.
Lễ hội – Gạch nối giữa quá khứ và tương lai
Xứ Thanh - vùng đất “địa linh nhân kiệt”, phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là “cái nôi” của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trải qua bao biến thiên của thời gian, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc xứ Thanh vẫn luôn được thể hiện rõ nét qua hệ thống các lễ hội còn được lưu giữ và bảo tồn. Mỗi lễ hội lại mang trong mình bao câu chuyện kể, là nhân chứng kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển
Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.
Còn mãi với thời gian
Nằm trên vùng đất Bất Quần xưa, nay là phường Quảng Thịnh (thành phố Thanh Hóa), danh thắng núi Voi mang vẻ đẹp thiên tạo đặc biệt: “Giữa nơi đất bằng đột nhiên mọc lên ngọn núi rất cao, vẻ đẹp lạ, trông tựa một con voi phục”. Dưới chân núi Voi là không gian văn hóa với quần thể các di tích, dấu tích lịch sử, văn hóa giàu giá trị, như chùa Voi, phủ Voi...
Ước mong mùa xuân
Trong dòng chảy lịch sử, truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc vẫn luôn được các thế hệ gìn giữ và phát huy. Điều đó phần nào được thể hiện qua các hoạt động thiện nguyện, mang niềm vui, sự sẻ chia ấm áp đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và gia đình neo đơn, là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn dành cho những chiếc lá chưa lành để mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điểm hẹn những người yêu nhạc
Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Ở đâu có con người, ở đó có tiếng hát. Trên mặt đất, trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta một điều giản dị: tôi hát là tôi hiện hữu”. Từ lâu, âm nhạc đã được xem là “món ăn” không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người; “là tiếng vọng của cảm xúc”, giúp tâm hồn ta trở nên thư thái và yêu đời hơn. Các phương tiện nghe nhạc phát triển, ở đâu, lúc nào, người ta cũng có thể nghe được nhạc. Thế nhưng, nhiều người vẫn thích nghe nhạc trực tiếp. Đơn giản là vì những buổi biểu diễn ấy mang lại cho người nghe những cảm xúc thật đặc biệt…